Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dai dẳng “cuộc chiến” taxi công nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

Ln th 3 phiên tòa sơ thm v kin đòi bi thưng thit hi ngoài hp đng lên đến hơn 41 t đng gia nguyên đơn là Công ty c phn Ánh Dương Vit Nam (Vinasun), b đơn là Công ty TNHH Grap Taxi Vit Nam (Grap) li tiếp tc tm hoãn đ các bên b sung cng c chng c, tài liu liên quan.

Sáng 24-9, hàng trăm tài xế Vinasun đến TAND TP.HCM yêu cu qun lý Grap như các hãng taxi

3 ln hoãn, tm đình ch

Sáng 24-9, hàng trăm tài xế taxi thuộc Vinasun đã có mặt tại TAND TP.HCM dự phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với Grap. Từ sau lần chính thức đệ đơn lên tòa án, đây là lần thứ 3 phiên tòa được mở. Ở 2 phiên xử trước đó, HĐXX quyết định hoãn, tạm đình chỉ xét xử do cần phải chờ kết quả thu thập chứng cứ, tài liệu từ Bộ GTVT, Sở GTVT TP.HCM, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM. Khoảng 9 giờ sáng 24-9, phiên tòa bước vào phần thủ tục tuy nhiên, phía bị đơn vắng mặt. Luật sư bảo vệ quyền lợi của bị đơn cho rằng trong thời gian qua phía Grap đã tiến hành thu thập tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu của HĐXX nhưng khối lượng hồ sơ quá lớn do đó cần có thời gian khoảng 1 tháng để xem xét, thẩm định lại. Luật sư bảo vệ quyền lợi của phía bị đơn đã có đơn đề nghị hoãn phiên tòa. Sau khi hội ý, xem xét đề nghị của phía bị đơn, HĐXX tuyên bố hoãn phiên xét xử đến ngày 17-10, trước phản ứng gay gắt của hàng trăm tài xế taxi.

Trước đó, tại phiên pháp đình vào ngày 7-3, phía nguyên đơn đã đưa ra những dẫn chứng, lập luận để chứng minh Grap vi phạm Đề án 24, thông tư và nghị định của Chính phủ. Cụ thể theo Đề án 24, Grap khẳng định chỉ tham gia kinh doanh phần mềm ứng dụng, không kinh doanh dịch vụ, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Grab đã định giá cước, điều tài xế, thu tiền của khách hàng, thu tiền chiết khấu, điều chỉnh giá cao điểm, khuyến mãi trên toàn bộ doanh thu của vận tải…

Không chỉ bị cáo buộc không thực hiện đúng Đề án 24, Grap còn bị yêu cầu bồi thường một lần đối với thiệt hại ngoài hợp đồng lên đến 41 tỷ đồng. Đó là số lợi nhuận bị giảm sút trong năm 2016 đến tháng 6-2017 mà Vinasun đã phải gánh chịu. Theo Vinasun, nguyên nhân khoản lợi nhuận của công ty bị giảm sút là do hoạt động kinh doanh không lành mạnh, trái pháp luật của Grab. Cụ thể, hãng này cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi với quy trình điều hành và hoạt động rõ ràng.

“Bng nhiên mt ni cơm…”

Có mặt tại sân tòa ngày 24-9, sau khi hay tin phiên xét xử lại thêm một nữa phải tạm hoãn, tài xế Đỗ Văn Tân (30 tuổi, trọ tại quận 7, TP.HCM) tỏ ra khá bức xúc. Anh Tân cho biết, bản thân quê ở Hải Phòng lặn lội vào Sài Gòn làm việc hơn 10 năm nay. Từng trải qua nhiều công việc tay chân nặng nhọc, cách đây hơn 3 năm anh xin được một chân tài xế taxi trong Vinasun. Thu nhập những tháng đầu tiên rất khá, từ 11 đến 12 triệu đồng. “Hồi trước chỉ chạy đến 11 hoặc 12 giờ đêm là đã được về ngủ, lương hậu hĩnh nên đời sống cả gia đình đỡ bấp bênh hẳn. Nhưng sau khi Grap “lên ngôi” thì những người hành nghề taxi như tụi tôi bị “lao dốc”. Cả tháng, mỗi ngày phải cày cố lắm mới tròm trèm 7 triệu đồng vì không còn người đi. Mãi thế này không thể cầm cự nổi. Nhà có 4 miệng ăn, lương tài xế giờ còn ba cọc ba đồng “ăn dè ăn sẻn” co kéo cũng không thể đủ sống…”.

Vinasun thiệt hại hơn 41 tỷ đồng

Sau công bố hoãn phiên tòa ngày 24-9, đại diện phía nguyên đơn là ông Trương Đình Quý – Phó Tổng giám đốc Vinasun cho biết: “Đã 3 lần phiên tòa phải hoãn lại. Lần này, phía bị đơn cho rằng do khối lượng hồ sơ quá lớn do đó chưa đủ thời gian để thẩm định kịp là chưa có thiện chí hợp tác khiến vụ kiện tiếp tục dai dẳng”. Về thiệt hại của công ty, ông Quý cho biết thêm: “Tính đến nay con số thiệt hại đã là rất lớn tuy nhiên qua số liệu sơ bộ tính đến tháng 6-2017, thiệt hại tại công ty là hơn 41 tỷ đồng”. 

Tài xế Đ.T.H (45 tuổi) bất bình cho hay: “Vinasun cũng như rất nhiều hãng taxi khác, từ lâu đã cùng cạnh tranh, tuy nhiên sự cạnh tranh phải dựa trên công bằng, rõ ràng”. Anh H. nói thêm: “Trong thời buổi giá xăng mỗi ngày càng tăng cao, thì Grap với các chính sách trợ giá cho tài xế, và các chương trình khuyến mãi… khiến giá dịch vụ của Grap chỉ còn rất thấp dẫn đến sự so sánh của khách hàng. Trong khi chúng tôi không được trợ giá, phải nộp thuế theo quy định… Người ta vẫn chọn Grap nhiều hơn. Bị giành hết khách hàng, tài xế các hãng taxi khác như chúng tôi bỗng dưng mất nồi cơm bát gạo, cả gia đình lâm vào cảnh túng quẫn, lao đao”.

Cũng giống như tài xế Tân, tài xế H.,  hàng trăm tài xế Vinasun đều yêu cầu Grap phải được quản lý như các hãng taxi khác để tránh thiệt hại quyền lợi của hàng nghìn tài xế đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Bài, nh: Hoài Thương

 

Bình luận (0)