Hội nhậpGiáo dục phát triển

“Đại dịch trở thành phép thử cho đơn vị giáo dục ngoài công lập”

Tạp Chí Giáo Dục

Là nhà sáng lập Trung tâm đào tạo tiếng Đức DSHi tại TP HCM từ năm 1998 đồng thời cũng là một giảng viên tiếng Đức từng công tác tại các trường đại học lớn tại TP HCM, Tiến sĩ Nguyễn Thành Thịnh đã chia sẻ với giaoduc.edu.vn về sự thay đổi của các đơn vị giáo dục ngoài công lập sau “phép thử” đại dịch Covid-19.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Thịnh, người sáng lập DSHi

*  Hơn 2 năm đại dịch đã tạo ra những thay đổi đáng kể nào tới việc dạy và học tại DSHi, thưa ông?

– Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Hơn 2 năm qua, ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng do đại dịch để lại. Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức, tuy nhiên trải qua các “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp nói chung đã không ít lần bị gián đoạn.

Trong bối cảnh đó, người học không còn lựa chọn nào khác là chuyển sang học online. Với những nỗ lực hết sức để có thể đạt hiệu quả cao trong dạy và học online, DSHi đã triển khai những lớp học trực tuyến với 2 phương pháp chính: Livestream (Ghi hình tại trường quay và phát trực tiếp trên Fanpage) và sử dụng các phần mềm trực tuyến kết hợp (như Zoom, Teams, Google classroom, Facebook group,…). Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người học không chỉ được nghe giáo viên giảng bài mà còn có thể tương tác đặt/trả lời câu hỏi, xem video/powerpoint. Bên cạnh những tiết học trực tuyến, người học cũng được tăng cường nâng cao kiến thức qua các bài tập cá nhân/bài tập nhóm mà giáo viên giao kèm.

 Đại dịch đã khiến nhiều đơn vị giáo dục ngoài công lập phải lao đao. Là nhà sáng lập loại hình giáo dục ngoài công lập kỳ cựu, ông học được gì từ bối cảnh này?

– Nhiều đơn vị đã phải đóng cửa vì không thể đứng vững sau đại dịch. Sau tất cả những khó khăn đó, sự lựa chọn của học viên ngày nay sẽ hướng về những đơn vị có “chiều sâu”, có chất lượng đảm bảo.

DSHi rất may mắn khi có các thế hệ học viên luôn đặt niềm tin mạnh mẽ. Với sự tin tưởng đó, các lớp học đã chuyển sang hình thức online và luôn duy trì quá trình học liên tục trong suốt đại dịch. Chúng tôi luôn đặt học viên ở trung tâm của mọi hoạt động, mọi quyết định. Đặt sự hợp tác như giá trị cốt lõi trong hoạt động, không chỉ là sự đoàn kết, đồng lòng trong đội ngũ, mà còn là với các học viên, phụ huynh. Đây chính là "kim chỉ nam" của DSHi. Chính vì thế, các khoá học học online trong  thời điểm đó, các học viên đều đạt được kết quả xuất sắc (trên 80%) qua kỳ thi sau dịch.

*Ông nhận xét thế nào là giải pháp dạy và học bền vững?

– Phát triển bền vững là một trong những thách thức lớn nhất mà ngành giáo dục phải đối mặt. Những thách thức về tính bền vững đòi hỏi sự thay đổi căn bản của giáo dục. Đây là chất xúc tác tiềm năng cho sự phát triển bền vững cho thế hệ tiếp theo. Những thay đổi cần thiết là chương trình, phương pháp dạy học, chính sách và cơ cấu thể chế.

Với tiếng Đức, hơn cả một ngôn ngữ, đó còn là cơ hội để giao tiếp, kết bạn, kinh doanh, du học. Những trải nghiệm sống động và kết nối đó cần đưa vào quá trình dạy và học. DSHi đang liên kết với nhiều đối tác là các trường đại học, cao đẳng tại Đức để chắp cánh ước mơ du học cho học viên, giúp các bạn lựa chọn một trường, ngành nghề phù hợp để phát triển tương lai mà đặc biệt là có cơ hội để trở thành công dân của quốc gia châu Âu này. 

* Nhìn lại hơn 20 năm qua, đâu là những dấu ấn mà ông tự hào đã đem đến cho học viên?

– Đó là sự không ngừng đổi mới và sáng tạo. Tôi thành lập DSHi vào năm 1998. Đến nay, DSHi đã khẳng định được vị thế của mình trên lĩnh vực đào tạo tiếng Đức và du học nghề tại Đức. Chúng tôi rất hạnh phúc với những thành quả đã góp phần tạo nên những tác động tích cực, thay đổi cuộc sống của nhiều người nhờ tiếng Đức. Họ đến với chúng tôi bởi nhiều lý do, vì muốn sử dụng tiếng Đức tự tin hơn, muốn học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Mỗi câu chuyện, mỗi động lực khác nhau đó tiếp tục trở thành động lực cho chính chúng tôi, với sứ mệnh tạo nên những thay đổi tích cực thông qua giáo dục.

Các hoạt động học tập trải nghiệm của học viên DSHi

* Ông đánh giá như thế nào về tương lai sử dụng tiếng Đức tại Việt Nam?

– Hiện nay, tiếng Đức là một ngôn ngữ đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng, chỉ đứng sau tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha. Nên việc thành thạo tiếng Đức sẽ mở ra một tương lai tươi đẹp.

Hiện tại, Việt Nam và các nước Châu Âu có quan hệ ngày càng trở nên thân thiết và diễn ra tốt đẹp hơn. Cụ thể, trong tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz  có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược được hai nước ký từ năm 2011. Qua đó, khẳng định Đức coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Việt – Đức, cũng như vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam, trong đó có vai trò của Việt Nam tại ASEAN.

Ngoài ra, có nhiều tập đoàn của Đức muốn đầu tư ở nước ta, nếu bạn học tiếng Đức với trình độ cao thì cơ hội việc làm rất lớn, cùng với mức lương hấp dẫn là điều không có gì khó. Đặc biệt khi bạn thành thạo tiếng Đức bạn có thể lập nghiệp, định cư tại Đức, bởi Chính phủ Đức nhận ra nhiều tiềm năng to lớn của cộng đồng dân nhập cư. Đó là thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và những chính sách khác thu hút nhân tài trên toàn thế giới đến nước Đức học tập và sinh sống, cũng như định cư, nên chính phủ Đức đã miễn học phí cho các bạn sinh viên đến học tại Đức, nhưng việc học vẫn diễn ra chất lượng, có xếp thứ hạng và có những ưu đãi đặc biệt dành cho các du học sinh.

*Xin cảm ơn ông với những chia sẻ!

Xuân Lữ (thực hiện)

Bình luận (0)