Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Đại dương ngầm khổng lồ dưới lòng sa mạc Tân Cương

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện dưới lòng sa mạc lưu vực Tarim, tây bắc Tân Cương, có lượng nước ngầm khổng lồ vượt xa 5 hồ lớn nhất của Mỹ.

wfm-tarim-basin-2432-1438308896.jpg

Các "đầm lầy các-bon" ở Tân Cương giữ CO2 lại trong lòng để ngăn biến đổi khí hậu.

Sự kiện này công bố hôm qua, theo SCMP. Các nhà khoa học cho biết, lượng nước mặn ngầm dưới lòng Tarim có thể gấp 10 lần trữ lượng nước của Ngũ Đại Hồ (Mỹ).

Ngũ Đại Hồ gồm 5 hồ nước lớn, có trữ lượng gần 23.000 km2, chiếm 20% dung tích nước ngọt trên thế giới. Trong khi đó, Tarim là lưu vực lớn nhất thế giới nằm trên đất liền, và có sa mạc Takla Makan lớn nhất Trung Quốc. Đây được coi là một trong những nơi khô hạn nhất thế giới.

Các nhà khoa học cho rằng nguồn nước xuất phát từ những dãy núi cao chót vót quanh lưu vực. Nước tan ra từ những ngọn núi này ngấm xuống lòng lưu vực.

"Đây là một lượng nước khổng lồ," giáo sư Li Yan, người dẫn đầu chương trình nghiên cứu thuộc Viện Sinh thái và Địa Lý Tân Cương (Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc) cho biết. "Trước đây, không ai nghĩ rằng có thể có nhiều nước như thế bên dưới tầng cát. Định nghĩa của chúng ta về sa mạc có lẽ phải thay đổi."

Theo IB Times, nhóm nghiên cứu vô tình phát hiện ra nước. Họ lâu nay vẫn tìm kiếm dấu hiệu CO2 ở vài khu vực được gọi là "đầm lầy các-bon" để tìm hiểu về sự thay đổi khí hậu. Trong 10 năm, đội của Li phát hiện CO2 bị đầm lầy hấp thụ, nhưng không hiểu nguyên nhân. Rất có thể, các đầm lầy giữ các-bon lại để ngăn biến đổi khí hậu.

Nhóm thu thập hơn 200 mẫu nước ngầm tại các vùng khác nhau trong sa mạc, và so sánh lượng CO2 trong mẫu nước với lượng CO2 trong nước tan chảy từ các đỉnh núi. Nhờ đó, ước tính được lượng nước ngấm xuống lưu vực.

Li cho biết, họ sẽ hợp tác với những nhóm nghiên cứu khác, tìm hiểu có khả năng tồn tại "đại dương" bên dưới các sa mạc lớn khác không. Ông cho rằng, khả năng lớn là bên dưới các sa mạc trên Trái Đất, ẩn giấu một lượng nước ngầm cực lớn. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, lượng các-bon trong các "đại dương ngầm" này đạt đến một nghìn tỷ tấn, tương đương lượng "các-bon thất thoát" toàn hành tinh.

Hồng Hạnh (theo vnexpress)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)