Lo ngại thị trường sẽ có "cuộc chiến tranh về giá", ông lớn Viettel vừa đề xuất khống chế giá sàn cước di động với mức đề nghị áp dụng cho năm 2010 và 2011 là 800 đồng một phút.
Đây không phải là lần đầu tiên đại gia trong làng viễn thông chiếm số lượng thuê bao di động lớn nhất VN – Viettel có ý kiến đề nghị "trói" giá để "bảo toàn sức lực" của doanh nghiệp lớn. Ngay tại thời điểm mạng di động thứ 7 – Beeline gia nhập thị trường với gói BigZero gọi nội mạng "quên ngày tháng", hãng đã bày tỏ quan điểm lo ngại về nguy cơ bán phá giá.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel – Nguyễn Mạnh Hùng nhận định thị trường viễn thông 2010 rất có thể sẽ xảy ra cuộc chiến tranh về giá cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ. "Đa số các nhà đầu tư nước ngoài dự đoán chiến tranh giá cước viễn thông ở Việt Nam không xảy ra trong năm 2010 thì chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2011 nếu không có sự can thiệp của Chính phủ”, ông Hùng nói tại Hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 15-1.
Năm 2009, Viettel đạt lợi nhuận đạt 10.000 tỷ đồng trên doanh thu 60.054 tỷ đồng, tức khoảng 16,6%. Trong khi đó, năm 2008, Viettel đạt lợi nhuận 8.600 tỷ đồng trên 33.000 tỷ đồng doanh thu, tức khoảng 26%.
Ông Hùng lo ngại rằng nếu xảy ra chiến tranh giá cước, các doanh nghiệp viễn thông sẽ không có lãi nữa. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không có khả năng đầu tư phát triển hạ tầng vào những vùng sâu, vùng xa. Và Việt Nam cũng không có doanh nghiệp lớn để đầu tư ra nước ngoài.
Để chặn nguy cơ cạnh tranh giá cước leo thang ông đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành giá sàn cước di động. Trong đó, mức sàn đề xuất áp dụng trong 2 năm 2010 và 2011 là 800 đồng một phút. Ngoài cước di động, hãng cũng đề nghị Bộ xem xét khống chế khuyến mãi sim điện thoại và thẻ cào không vượt quá 50%. Khi đã là quy định, các doanh nghiệp sẽ "soi" vào đây mà thực hiện, đơn vị nào làm trái có thể áp dụng hình thức rút giấy phép.
Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cũng bày tỏ mối lo ngại về cuộc chiến tranh về giá cước có thể xảy ra trong tương lai gần.
Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel – Nguyễn Mạnh Hùng nhận định thị trường viễn thông 2010 rất có thể sẽ xảy ra cuộc chiến tranh về giá cước giữa các nhà cung cấp dịch vụ. "Đa số các nhà đầu tư nước ngoài dự đoán chiến tranh giá cước viễn thông ở Việt Nam không xảy ra trong năm 2010 thì chắc chắn sẽ xảy ra trong năm 2011 nếu không có sự can thiệp của Chính phủ”, ông Hùng nói tại Hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 15-1.
Năm 2009, Viettel đạt lợi nhuận đạt 10.000 tỷ đồng trên doanh thu 60.054 tỷ đồng, tức khoảng 16,6%. Trong khi đó, năm 2008, Viettel đạt lợi nhuận 8.600 tỷ đồng trên 33.000 tỷ đồng doanh thu, tức khoảng 26%.
Ông Hùng lo ngại rằng nếu xảy ra chiến tranh giá cước, các doanh nghiệp viễn thông sẽ không có lãi nữa. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không có khả năng đầu tư phát triển hạ tầng vào những vùng sâu, vùng xa. Và Việt Nam cũng không có doanh nghiệp lớn để đầu tư ra nước ngoài.
Để chặn nguy cơ cạnh tranh giá cước leo thang ông đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành giá sàn cước di động. Trong đó, mức sàn đề xuất áp dụng trong 2 năm 2010 và 2011 là 800 đồng một phút. Ngoài cước di động, hãng cũng đề nghị Bộ xem xét khống chế khuyến mãi sim điện thoại và thẻ cào không vượt quá 50%. Khi đã là quy định, các doanh nghiệp sẽ "soi" vào đây mà thực hiện, đơn vị nào làm trái có thể áp dụng hình thức rút giấy phép.
Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) cũng bày tỏ mối lo ngại về cuộc chiến tranh về giá cước có thể xảy ra trong tương lai gần.
Thị trường viễn thông bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Ảnh: P.L.
Một quan chức của VNPT trao đổi với phóng viên đã nói thẳng: "Dân số VN có trên 80 triệu dân mà có tới 8 nhà khai thác di động là quá nhiều". Theo ông, cạnh tranh làm giá cước giảm mạnh song lại khiến các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ lợi nhuận ngày càng giảm. VNPT đang là cha đẻ của 2 mạng di động đại gia khác là MobiFone và VinaPhone.
Tuy nhiên, đề xuất khống chế giá sàn lại không nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp mới, cũng như người dùng. Một quan chức mạng di động Beeline cho rằng giá cước hiện nay đang là yếu tố cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ, mới tham gia thị trường. Các doanh nghiệp còn giảm được giá chứng tỏ họ còn có thể chịu đựng được và kinh doanh vẫn có lãi. "Giảm giá hơn ai hết, người tiêu dùng có lợi. Cái gì có lợi cho người tiêu dùng cần được khuyến khích", vị quan chức này nói.
Còn khi đọc được thông tin về việc 2 đại gia di động là Viettel và VNPT cùng đề xuất khống chế giá sàn cước di động, anh Ngô Thanh Tuấn, một người làm trong ngành IT tại Hà Nội, bình luận: "Đây là một đề xuất cực kỳ hài hước. Người ta chỉ đưa ra giá sàn để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ chứ không giờ có chuyện để bảo vệ doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần khống chế".
Chưa hết, anh Tuấn nói thêm: "Năm 2009, Viettel lãi tới hơn 10.000 tỷ, VNPT cũng tương tự. Lãi như vậy mà còn đòi khống chế giá sàn, không cho người tiêu dùng hưởng lợi từ việc giảm cước thì thử hỏi vì lợi ích người tiêu dùng ở đâu?".
Theo tìm hiểu củaphóng viên, một chuyện khá tức cười khác là trước đây, khi còn là mạng di động nhỏ, Viettel thường đi tiên phong trong việc giảm cước đem lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đã trở thành mạng di động lớn nhất, tình hình đã diễn ra ngược lại: Viettel là mạng tiên phong trong việc đề xuất các biện pháp giảm khuyến mại, khống chế giá sàn, cản trở sức cạnh tranh của các mạng di động mới xuất hiện trên thị trường. "Với đề xuất này Viettel từ người hùng chống độc quyền bỗng chốc trở thành người châm ngòi cho tư tưởng độc quyền", một chuyên gia viễn thông nói.
Ông bình luận, nếu như không thể cạnh tranh bằng giá cước, hạ tầng kém hơn, dịch vụ kém hơn, các mạng di động chết là chắc chắn. Quyết định cho áp giá sàn, chẳng khác nào khai tử luôn các mạng di động mới. Làm như vậy cũng đồng nghĩa với việc đưa thị trường di động tụt lùi về cạnh tranh trong khi phải mất nhiều năm Bộ Thông tin và Truyền thông mới tạo ra được một môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Thực tế cho thấy cùng với sự gia tăng của cạnh tranh trên thị trường, với sự xuất hiện của các mạng di động mới, giá cước ngày càng giảm và các mạng vẫn không ngừng đầu tư mạnh cho chất lượng để tăng sức cạnh tranh. Trong cuộc cạnh tranh này, người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhất. Còn nếu như triệt tiêu cạnh tranh thì hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán ra…
Tuy nhiên, đề xuất khống chế giá sàn lại không nhận được sự đồng tình của các doanh nghiệp mới, cũng như người dùng. Một quan chức mạng di động Beeline cho rằng giá cước hiện nay đang là yếu tố cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp nhỏ, mới tham gia thị trường. Các doanh nghiệp còn giảm được giá chứng tỏ họ còn có thể chịu đựng được và kinh doanh vẫn có lãi. "Giảm giá hơn ai hết, người tiêu dùng có lợi. Cái gì có lợi cho người tiêu dùng cần được khuyến khích", vị quan chức này nói.
Còn khi đọc được thông tin về việc 2 đại gia di động là Viettel và VNPT cùng đề xuất khống chế giá sàn cước di động, anh Ngô Thanh Tuấn, một người làm trong ngành IT tại Hà Nội, bình luận: "Đây là một đề xuất cực kỳ hài hước. Người ta chỉ đưa ra giá sàn để bảo vệ doanh nghiệp nhỏ chứ không giờ có chuyện để bảo vệ doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần khống chế".
Chưa hết, anh Tuấn nói thêm: "Năm 2009, Viettel lãi tới hơn 10.000 tỷ, VNPT cũng tương tự. Lãi như vậy mà còn đòi khống chế giá sàn, không cho người tiêu dùng hưởng lợi từ việc giảm cước thì thử hỏi vì lợi ích người tiêu dùng ở đâu?".
Theo tìm hiểu củaphóng viên, một chuyện khá tức cười khác là trước đây, khi còn là mạng di động nhỏ, Viettel thường đi tiên phong trong việc giảm cước đem lại lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi đã trở thành mạng di động lớn nhất, tình hình đã diễn ra ngược lại: Viettel là mạng tiên phong trong việc đề xuất các biện pháp giảm khuyến mại, khống chế giá sàn, cản trở sức cạnh tranh của các mạng di động mới xuất hiện trên thị trường. "Với đề xuất này Viettel từ người hùng chống độc quyền bỗng chốc trở thành người châm ngòi cho tư tưởng độc quyền", một chuyên gia viễn thông nói.
Ông bình luận, nếu như không thể cạnh tranh bằng giá cước, hạ tầng kém hơn, dịch vụ kém hơn, các mạng di động chết là chắc chắn. Quyết định cho áp giá sàn, chẳng khác nào khai tử luôn các mạng di động mới. Làm như vậy cũng đồng nghĩa với việc đưa thị trường di động tụt lùi về cạnh tranh trong khi phải mất nhiều năm Bộ Thông tin và Truyền thông mới tạo ra được một môi trường cạnh tranh như hiện nay.
Thực tế cho thấy cùng với sự gia tăng của cạnh tranh trên thị trường, với sự xuất hiện của các mạng di động mới, giá cước ngày càng giảm và các mạng vẫn không ngừng đầu tư mạnh cho chất lượng để tăng sức cạnh tranh. Trong cuộc cạnh tranh này, người tiêu dùng là người được hưởng lợi nhất. Còn nếu như triệt tiêu cạnh tranh thì hậu quả như thế nào thì ai cũng có thể đoán ra…
Theo Hồng Anh (VNExpress)
Bình luận (0)