Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Đại học “hệ B”

Tạp Chí Giáo Dục

Mùa tuyển sinh đại học năm 2010 Bộ GD-ĐT đã cho phép bốn trường gồm: ĐH Ngoại thương, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng xét tuyển hệ đào tạo ngoài ngân sách nhà nước hàng ngàn chỉ tiêu.
Dù mang tên gì để đánh tráo, lách luật, đây là những lớp hệ B trong trường công mà các trường THPT công lập đã không được tuyển từ mấy năm nay. Dư luận đã cảnh báo về việc làm trái với luật pháp và các trường đang gặp khó khăn trong tuyển sinh, thậm chí có ngành phải xóa sổ, bức xúc vì sự thiếu công bằng trong tuyển sinh của bộ.
Nhiều người đã nghĩ rằng hiện tượng đào tạo ngoài ngân sách hay theo địa chỉ sử dụng của địa phương, của xí nghiệp sẽ bị chấm dứt trong mùa tuyển sinh 2011, nhưng sự việc này lại có xu hướng tăng. Thực tế đến mùa tuyển sinh năm 2011 có nhiều trường biến tướng tuyển sinh ngoài ngân sách như PV đã phản ánh.
Bộ GD-ĐT cho rằng các trường “hiểu nhầm” về các chỉ tiêu hệ ngoài ngân sách đã in trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011, cũng như Trường ĐH Y dược TP.HCM có hơn 300 thí sinh từ đỗ thành trượt, rồi từ trượt thành đỗ với ngụy biện: “Dù thế nào thí sinh cũng không bị thiệt hại”, đã làm nhiều người thấy rõ sự chỉ đạo tiền hậu bất nhất trong cơ chế xin-cho hiện nay.
Trên các trang mạng đã xuất hiện nhiều thông tin tuyển NV2 theo địa chỉ sử dụng. Chỉ cần thí sinh đủ điểm sàn sẽ được tuyển vào các trường đại học danh tiếng và cấp bằng chính quy, chỉ khác là học phí theo thỏa thuận rất cao. Như vậy hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng vừa bị lợi dụng để trục lợi vừa tuyển dưới điểm sàn. Còn chủ trương hiện nay cho một số trường mở hệ chất lượng cao với học phí cao tương ứng cũng có thể là một dạng của hệ ngoài ngân sách, hệ B trong trường công.
Theo TRẦN HỮU TRÙ
(TTO)

Bình luận (0)