Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đại học Quốc gia tổ chức thi đánh giá năng lực theo chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Đại học Quốc gia tổ chức thi đánh giá năng lực theo chương trình mới - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Đại học Quốc gia tổ chức thi đánh giá năng lực theo chương trình mới Audio

Vào ngày 30-3, hơn 126.310 thí sinh đã tham d đt 1 k thi đánh giá năng lc vào ĐH Quc gia TP.HCM năm 2025. K thi din ra đng thi ti 25 đa phương tri dài t min Trung đến Tây Nam b vi 55 cm và 118 đa đim.

Thí sinh thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM ngày 30-3 tại điểm thi Trường ĐH Văn Lang

Trước đó, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực cũng được ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức cho 10.958 thí sinh dự thi. Kỳ thi này dành chủ yếu cho thí sinh khu vực phía Bắc.

Điu chnh bài thi phù hp chương trình mi

Năm nay, lứa học sinh đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) chính thức tốt nghiệp. Do vậy, cấu trúc bài thi đánh giá năng lực đã được ĐH Quốc gia TP.HCM điều chỉnh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Đề thi bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy. TS. Nguyễn Quốc Chính (Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, số thí sinh dự thi đợt 1 năm nay đạt tỷ lệ 98,4%. Như vậy, có khoảng hơn 2.000 thí sinh đã không dự thi. Các em có thể đăng ký dự thi đợt 2 diễn ra sắp tới.

TS.Chính cũng lưu ý, kết quả thi đợt 1 sẽ được công bố vào ngày 16-4. Từ ngày 17-4 đến 7-5, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 2. Tương tự mọi năm, thí sinh có thể tham gia thi cả 2 đợt. Kết quả của đợt nào cao hơn sẽ được sử dụng để xét tuyển. Thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển cho cả 2 đợt thi sẽ được ĐH này thông báo sau. Được biết, năm 2025, kết quả của kỳ thi này sẽ được hơn 100 trường ĐH, CĐ sử dụng để xét tuyển.

Ở đợt 2, kỳ thi sẽ được ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức vào sáng chủ nhật (ngày 1-6) tại 11 tỉnh/thành phố: Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang và An Giang. Năm ngoái, kỳ thi đánh giá năng lực đã giúp ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển được hơn 9.200 sinh viên, chiếm hơn 38% tổng chỉ tiêu.

Hà Ni: Đim trung bình năm 2025 s cao hơn các năm

Trước đó, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng vừa tổ chức đợt đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 với 10.958 thí sinh dự thi tại 8 địa điểm. So với số 11.027 thí sinh đăng ký, tỷ lệ dự thi đạt 99,4%. Trong đó, 1 thí sinh bị kỷ luật đình chỉ thi.

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội áp dụng từ năm 2025 đối với thí sinh dự thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thí sinh phải hoàn thành 2 phần thi bắt buộc là toán học – xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút), văn học – ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút) cùng phần tự chọn khoa học hoặc tiếng Anh (50 câu hỏi, 60 phút). Với phần lựa chọn khoa học, thí sinh phải lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý. Theo nhận định ban đầu, học sinh thành phố lựa chọn phần tiếng Anh nhiều hơn phần thi khoa học. Trong khi đó, thí sinh khu vực nông thôn lựa chọn phần thi khoa học nhiều hơn.

T l thí sinh nhp hc năm 2024 tăng

Cuối tuần qua, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác tuyển sinh năm 2024; triển khai công tác tuyển sinh năm 2025, 2026 khối ĐH và CĐ sư phạm.

Tại đây, Bộ GD-ĐT cho biết, năm qua, tỷ lệ thí sinh nhập học tăng lên, đạt 80,6% (năm 2023 là 78,2%). Các phương thức tuyển sinh năm 2024 có sự đa dạng hơn nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết hợp xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với xét tuyển học bạ; sử dụng kết quả một số kỳ thi đánh giá năng lực của các cơ sở giáo dục ĐH. Trong đó, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét học bạ đóng vai trò chủ yếu, với trên 80%.

Một số điểm mới trong công tác tuyển sinh năm 2025 cũng được Bộ GD-ĐT đề cập tại hội nghị như: Không còn xét tuyển sớm; phải dùng kết quả học tập của cả năm lớp 12 để xét tuyển; công khai quy tắc quy đổi tương đương điểm trúng tuyển; không giới hạn số tổ hợp xét tuyển; sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp để quy đổi thành điểm môn ngoại ngữ trong xét tuyển; tổng điểm cộng không vượt quá 10% mức điểm tối đa của thang điểm xét tuyển…

Dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với khối ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe ngày 21-7; từ 13-8 đến 17 giờ ngày 20-8, tổ chức xử lý nguyện vọng xét tuyển. Với thí sinh, từ trước ngày 15-7 đến tháng 9-2025, thực hành đăng ký nguyện vọng xét tuyển; đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng; nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến; hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1; đăng ký xét tuyển các đợt tiếp theo.

Thc Trân

Giám thị kiểm tra thông tin thí sinh dự thi đánh giá năng lực vào ĐH Quốc gia TP.HCM tại điểm thi Trường ĐH Quốc tế

Thống kê sơ bộ của ĐH Quốc gia Hà Nội, điểm cao nhất đợt 1 là 126/150, điểm cao nhì là 125/150. ĐH này đánh giá, điểm trung bình của bài thi đánh giá năng lực năm 2025 sẽ cao hơn các năm trước một chút do thí sinh được lựa chọn phần thi thứ ba, phát huy năng lực và sở trường cá nhân.

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội được thiết kế dựa trên khoa học khảo thí đo lường hiện đại. Cấu trúc đề thi và nội dung câu hỏi thi phân bố từ lớp 10 đến lớp 12 theo tỉ lệ 10-15%, 30-40%, 50-60% tương ứng. Việc ôn luyện trong thời gian ngắn không mang lại hiệu quả cao cho thí sinh. Đơn vị tổ chức thi cũng khuyến cáo thí sinh nên có kế hoạch học tập và ôn tập khoa học thay vì sa vào những nhóm luyện thi quảng bá.

Kết thúc đợt thi đầu tiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết, có một số nhóm luyện thi dùng tài khoản ảo giả danh thí sinh để phản hồi, đánh giá về đề thi nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. Do đó, các em cần lưu ý và xây dựng kế hoạch ôn tập cá nhân phù hợp cho các đợt thi tiếp theo.

Mê Tâm

Bình luận (0)