Năm 2012, Bộ GD&ĐT cho phép một số trường ĐH được tuyển sinh riêng.
Trong khi ĐH Quốc gia Hà Nội mạnh dạn đề xuất phương án tuyển sinh kiểu "Tây" thì nhiều trường vẫn còn thận trọng, chọn giải pháp an toàn: Tiếp tục giữ "3 chung".
|
Năm 2012, sẽ có 6 trường ĐH được tự tuyển sinh riêng. Ảnh: Chí Cường
|
Tuyển sinh kiểu "Tây"
6 trường ĐH được tự tuyển sinh
Theo nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH trọng điểm, ĐH thuộc khối năng khiếu – nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh với yêu cầu chung là: không để tái diễn luyện thi, tuyển sinh nghiêm túc, có cơ chế để tập thể nhà trường, xã hội kiểm tra, giám sát. 6 trường ĐH lớn được giao lập đề án tự tuyển gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Y Hà Nội.
|
Để trao quyền tự chủ, đồng thời tìm ra các phương án nhằm cải tiến kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vốn đang bộc lộ nhiều bất cập, Bộ GD&ĐT đã trao quyền thực hiện tuyển sinh riêng cho một số trường ĐH, theo đó những phương án mới của các trường nếu khả thi sẽ áp dụng chung cho kỳ thi ĐH, CĐ. Là một trong 6 trường được Bộ giao nhiệm vụ, ĐH Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu phương án tuyển sinh riêng trong suốt hơn một năm qua.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Trưởng ban Đào tạo (ĐHQG Hà Nội) cho biết: "Phương án thi tuyển sinh "3 chung" hiện nay đang thể hiện bất cập. Chủ trương giao quyền cho một số trường ĐH thí điểm tự chủ tuyển sinh ĐH là chủ trương đúng. Bộ đã giao cho các trường từ năm 2010, nhưng phương án của các trường là muốn tổ chức thi riêng, còn đổi mới tuyển sinh cũng chưa rõ nét. ĐHQG Hà Nội đã nghiên cứu hơn 1 năm nay để xây dựng đề án đổi mới công tác tuyển sinh cả ĐH và sau ĐH với mục tiêu là tổ chức đánh giá đúng năng lực thí sinh để phân loại. Việc làm này không chỉ giúp cho thí sinh của ĐHQG Hà Nội mà phân loại được thí sinh của nhiều trường ĐH khác".
Theo đó, phương án mới của ĐHQG Hà Nội nhằm đánh giá theo năng lực thí sinh như các nước tiên tiến đang làm. Tức là thi theo phương án đại cương, thi theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển vào ĐH (bao gồm các môn: toán, từ vựng, kỹ năng viết; các kỹ năng và kiến thức đọc hiểu, lĩnh hội thông tin từ văn bản); GMAT, GRE cho thí sinh thi vào cao học. Kì thi đại cương hoàn toàn là kiến thức phổ thông. Sẽ có 6 trung tâm ở 3 miền Bắc – Trung – Nam, mỗi trung tâm đều có ngân hàng đề, cứ 2 tháng tổ chức thi một lần. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, năm 2011, trường đã đã tổ chức thi thử ở chuyên ngành sau ĐH thành công. Phương án này sẽ không có điểm sàn theo khối, không còn khối thi, mà thí sinh sẽ được kiểm tra tất cả kiến thức đại cương.
Tuy nhiên, kỳ thi này cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn. Mỗi năm, ĐHQG Hà Nội có khoảng 30.000 thí sinh bị trượt, nếu như tổ chức kỳ thi riêng, khó có thể đảm bảo rằng các trường ĐH khác dùng kết quả này để xét tuyển. Theo lãnh đạo nhà trường, nếu vượt qua một số khó khăn này hoàn toàn có thể thực hiện vào năm 2012. Tuy nhiên, kỳ thi cũng sắp cận kề nên dự kiến sẽ triển khai vào năm 2013.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã – Trưởng ban Đào tạo (ĐHQG Hà Nội) cho biết: "Phương án thi tuyển sinh "3 chung" hiện nay đang thể hiện bất cập. Chủ trương giao quyền cho một số trường ĐH thí điểm tự chủ tuyển sinh ĐH là chủ trương đúng. Bộ đã giao cho các trường từ năm 2010, nhưng phương án của các trường là muốn tổ chức thi riêng, còn đổi mới tuyển sinh cũng chưa rõ nét. ĐHQG Hà Nội đã nghiên cứu hơn 1 năm nay để xây dựng đề án đổi mới công tác tuyển sinh cả ĐH và sau ĐH với mục tiêu là tổ chức đánh giá đúng năng lực thí sinh để phân loại. Việc làm này không chỉ giúp cho thí sinh của ĐHQG Hà Nội mà phân loại được thí sinh của nhiều trường ĐH khác".
Theo đó, phương án mới của ĐHQG Hà Nội nhằm đánh giá theo năng lực thí sinh như các nước tiên tiến đang làm. Tức là thi theo phương án đại cương, thi theo hình thức của kỳ thi SAT cho thí sinh thi tuyển vào ĐH (bao gồm các môn: toán, từ vựng, kỹ năng viết; các kỹ năng và kiến thức đọc hiểu, lĩnh hội thông tin từ văn bản); GMAT, GRE cho thí sinh thi vào cao học. Kì thi đại cương hoàn toàn là kiến thức phổ thông. Sẽ có 6 trung tâm ở 3 miền Bắc – Trung – Nam, mỗi trung tâm đều có ngân hàng đề, cứ 2 tháng tổ chức thi một lần. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, năm 2011, trường đã đã tổ chức thi thử ở chuyên ngành sau ĐH thành công. Phương án này sẽ không có điểm sàn theo khối, không còn khối thi, mà thí sinh sẽ được kiểm tra tất cả kiến thức đại cương.
Tuy nhiên, kỳ thi này cũng còn bộc lộ nhiều khó khăn. Mỗi năm, ĐHQG Hà Nội có khoảng 30.000 thí sinh bị trượt, nếu như tổ chức kỳ thi riêng, khó có thể đảm bảo rằng các trường ĐH khác dùng kết quả này để xét tuyển. Theo lãnh đạo nhà trường, nếu vượt qua một số khó khăn này hoàn toàn có thể thực hiện vào năm 2012. Tuy nhiên, kỳ thi cũng sắp cận kề nên dự kiến sẽ triển khai vào năm 2013.
Vẫn giữ "3 chung"?
Theo trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu – nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh. Được "cởi trói", các trường khối nghệ thuật rất hào hứng với phương án được tự tuyển sinh. Ủng hộ việc cho các trường văn hóa, nghệ thuật được thi riêng, PGS.TS Phạm Lê Hòa – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết: "Trường đã sẵn sàng đề án đổi mới trong tuyển sinh, ngoài môn năng khiếu, bắt đầu từ năm 2012 trường sẽ tự ra đề hai môn thi là Văn, Sử".
Trái ngược với các trường văn hóa, nghệ thuật, nhiều trường ĐH trọng điểm lại tỏ ra khá thận trọng trong việc nghiên cứu phương án tuyển sinh riêng. GS.TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cho biết: "Năm 2012, trường vẫn thi tuyển theo "ba chung", bởi phương án này vẫn hiệu quả trong bối cảnh nếu tự chủ tuyển sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như ra đề, bảo mật đề và hạn chế được tình trạng luyện thi. Nếu tự ra đề, thí sinh và nhà trường sẽ phải đối mặt với rủi ro là các trường khác không công nhận kết quả. Khi đó, người thiệt thòi sẽ là thí sinh". Lãnh đạo các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho biết, vẫn sẽ thi "3 chung" trong năm 2012.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho biết: "Nên giao cho các trường ĐH đủ năng lực chủ động đề xuất phương án tuyển sinh, rồi Bộ xem xét mới cho phép tự chủ trong tuyển sinh. Việc tổ chức đổi mới tuyển sinh không nên dỡ bỏ hẳn kỳ thi "3 chung" mà cần thận trọng, chuẩn bị chu đáo mới nên triển khai để tránh có sai sót trong tuyển sinh. Bởi làm tốt thì không được khen, còn chỉ sai sót một chút đã đủ thấy hậu quả như thế nào rồi. Cũng chỉ một số trường ĐH đủ sức tự chủ thực hiện đổi mới tuyển sinh được. Nhưng không phải thi theo kiểu cũ 3 buổi căng thẳng nhưng chỉ khác ngày thi, thi riêng như thế này thì không thể coi là đổi mới được".
Được giao trách nhiệm, các trường ĐH mặc dù vẫn lên phương án đổi mới tuyển sinh nhưng chưa dám áp dụng ngay. Có thể thấy rằng, trừ ĐHQG Hà Nội là nghiên cứu phương pháp thi mới theo các quốc gia tiên tiến, các trường còn lại tỏ ra khá dè dặt, chưa muốn công khai phương án mới. Bởi nếu trao tự chủ về tuyển sinh mà tránh lặp lại cách làm trước đây như tự ra đề, chấm thi, ôn thi trước thời điểm "3 chung" là rất khó. Do đó, các trường vẫn chọn "3 chung" vào năm 2012 như một giải pháp an toàn.
Theo trọng tâm của giáo dục ĐH năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu – nghệ thuật chủ động đề xuất phương án tuyển sinh. Được "cởi trói", các trường khối nghệ thuật rất hào hứng với phương án được tự tuyển sinh. Ủng hộ việc cho các trường văn hóa, nghệ thuật được thi riêng, PGS.TS Phạm Lê Hòa – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương cho biết: "Trường đã sẵn sàng đề án đổi mới trong tuyển sinh, ngoài môn năng khiếu, bắt đầu từ năm 2012 trường sẽ tự ra đề hai môn thi là Văn, Sử".
Trái ngược với các trường văn hóa, nghệ thuật, nhiều trường ĐH trọng điểm lại tỏ ra khá thận trọng trong việc nghiên cứu phương án tuyển sinh riêng. GS.TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương cho biết: "Năm 2012, trường vẫn thi tuyển theo "ba chung", bởi phương án này vẫn hiệu quả trong bối cảnh nếu tự chủ tuyển sinh sẽ gặp nhiều khó khăn như ra đề, bảo mật đề và hạn chế được tình trạng luyện thi. Nếu tự ra đề, thí sinh và nhà trường sẽ phải đối mặt với rủi ro là các trường khác không công nhận kết quả. Khi đó, người thiệt thòi sẽ là thí sinh". Lãnh đạo các trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cho biết, vẫn sẽ thi "3 chung" trong năm 2012.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã cho biết: "Nên giao cho các trường ĐH đủ năng lực chủ động đề xuất phương án tuyển sinh, rồi Bộ xem xét mới cho phép tự chủ trong tuyển sinh. Việc tổ chức đổi mới tuyển sinh không nên dỡ bỏ hẳn kỳ thi "3 chung" mà cần thận trọng, chuẩn bị chu đáo mới nên triển khai để tránh có sai sót trong tuyển sinh. Bởi làm tốt thì không được khen, còn chỉ sai sót một chút đã đủ thấy hậu quả như thế nào rồi. Cũng chỉ một số trường ĐH đủ sức tự chủ thực hiện đổi mới tuyển sinh được. Nhưng không phải thi theo kiểu cũ 3 buổi căng thẳng nhưng chỉ khác ngày thi, thi riêng như thế này thì không thể coi là đổi mới được".
Được giao trách nhiệm, các trường ĐH mặc dù vẫn lên phương án đổi mới tuyển sinh nhưng chưa dám áp dụng ngay. Có thể thấy rằng, trừ ĐHQG Hà Nội là nghiên cứu phương pháp thi mới theo các quốc gia tiên tiến, các trường còn lại tỏ ra khá dè dặt, chưa muốn công khai phương án mới. Bởi nếu trao tự chủ về tuyển sinh mà tránh lặp lại cách làm trước đây như tự ra đề, chấm thi, ôn thi trước thời điểm "3 chung" là rất khó. Do đó, các trường vẫn chọn "3 chung" vào năm 2012 như một giải pháp an toàn.
Theo Ngô Quang Huy
(GiadinhNet)
Bình luận (0)