Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Đại sứ STEM sáng chế máy lọc bụi

Tạp Chí Giáo Dục

Trăn tr trưc thc trng ô nhim không khí đang ngày càng nghiêm trng, đc bit là ô nhim bi mn ti các thành ph ln, bng nhng kiến thc đã hc, Nguyn Hu Đt (lp 9/1 Trưng THCS Trn Quc Ton, Q.2, TP.HCM) đã chế to thành công máy lc bi mn tn dng t nhng nguyên liu tái chế. Theo đó, máy lc không khí rt hiu qu mà giá thành li r.

Nguyn Hu Đt đang chế to các chi tiết bên trong ca máy lc không khí

Nguyễn Hữu Đạt là một trong 2 đại sứ STEM của Trường THCS Trần Quốc Toản. Ở vai trò đại sứ, Đạt luôn mày mò đưa kiến thức sách vở vào giải quyết các vấn đề của đời sống qua những sản phẩm cụ thể.

Máy lc đưc khói và bt mì

“Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm máy lọc không khí nhưng giá thành không hề rẻ, vì vậy không phải gia đình nào cũng có thể mua sử dụng. Sản phẩm của em hướng đến lọc sạch bụi mịn trong không khí, giá thành rẻ nhưng hiệu suất cao”, Đạt giới thiệu.

Để bắt tay vào chế tạo sản phẩm, trước tiên Đạt tìm hiểu về cơ chế hoạt động của máy lọc không khí hiện nay, tìm hiểu các thiết bị lọc dành cho bụi, bụi mịn. Song song đó, em cũng nghiên cứu cách tạo ra dòng điện sử dụng trong máy lọc không khí bằng cách tìm hiểu trên cây vợt diệt muỗi (Đạt cho biết đã làm hỏng đến… 3 cây vợt – PV). “Đối với thiết bị lọc bụi mịn, thị trường hiện có 3 thiết bị là màng lọc bằng nước, màng lọc vật lý lưới che và lọc bằng tĩnh điện. Với sản phẩm của mình, em chọn lọc bằng tĩnh điện và một phần bằng lưới che. Trong đó, lưới che sẽ lọc bụi to và vừa, còn bụi mịn sẽ được tích điện bằng màng lọc tĩnh điện và được giữ lại”, Đạt thông tin. Máy lọc bụi mịn của Đạt được thiết kế hết sức đơn giản, bao gồm một khung làm bằng ván gỗ ép; hai lưới lọc sử dụng bông lọc và màng lọc cacbon; phần tĩnh điện sử dụng hai tấm lưới bằng dây đồng; một module kích điện giúp điện áp có thể lên cao làm bụi mịn nhiễm điện và bị giữ lại. Bên cạnh đó, thiết bị còn được gắn một quạt lớn đặt ở trọng tâm máy, cho phép không khí lưu thông qua máy thành không khí sạch. Còn công tắc bật – tắt được gắn trên quạt. Nói về cơ chế hoạt động của sản phẩm, Đạt cho hay: “Khi công tắc được bật, quạt sẽ hút không khí nhiễm bụi từ ngoài vào. Không khí đi qua hai lớp màng lọc bằng bông, tiếp tục đi qua lưới tĩnh điện và sẽ cho ra ngoài không khí sạch”. Để kiểm chứng hiệu suất lọc của máy, Đạt đã cho thử nghiệm tại trường, sử dụng bột mì và khói nhang. Kết quả, với bột mì, máy lọc khá tốt; còn với khói nhang, em cho biết máy cần thêm một độ tích điện cao hơn nữa.

Trong suốt hai tuần mày mò chế tạo sản phẩm, Đạt tận dụng thời gian rảnh khi học bài xong, với nhà nghiên cứu nhỏ tuổi này, công đoạn khó nhất là ở khâu làm lưới tĩnh điện. “Lưới tĩnh điện là kiến thức lần đầu tiên em tiếp xúc. Do đó tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu trên mạng và tư liệu thực tế. Nhiều đêm em thức tới 12 giờ chỉ để đọc tài liệu về phần kiến thức này”, Đạt nhớ lại.

Đạt cho biết thêm: “Hầu hết các thiết bị sử dụng để chế tạo sản phẩm đều được tận dụng từ những vật liệu tái chế có ngay trong gia đình như dây điện, lưới… Vì thế giá thành sản phẩm rẻ hơn so với những sản phẩm lọc không khí có trên thị trường hiện nay, đảm bảo mọi gia đình đều có thể sử dụng để có bầu không khí trong lành”.

Khát vng đưa công ngh vào đi sng

Đam mê khám phá và yêu thích nghiên cứu khoa học, Đạt luôn tự đặt ra cho bản thân câu hỏi trước những vấn đề của đời sống và tìm cách giải quyết những câu hỏi đó bằng… công nghệ. Cụ thể, em đã chế tạo mô hình thủy canh vườn – ao – chuồng tự động sử dụng tại trường và ở nhà. Hiện tại, Đạt đang cùng nhóm bạn thực hiện mô hình kính dò đường dành cho người khiếm thị. “Các thiết kế em đều sử dụng kiến thức vật lý, hóa học, công nghệ…, đó là những kiến thức đã được học trong nhà trường. Thông qua các sản phẩm, kiến thức được đưa vào đời sống một cách gần gũi, dễ hiểu, không còn khô khan, bác học”, Đạt cho biết.

Máy lc không khí đã hoàn thin sau hai tun thc hin

Theo nhà nghiên cứu nhỏ tuổi, công nghệ và những ứng dụng của công nghệ giúp cho đời sống con người được thoải mái hơn. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại thì không dành cho đa số đối tượng người sử dụng. “Em hy vọng sẽ thiết kế được nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ vào giải quyết những vấn đề của đời sống, làm cho đời sống tốt hơn nhưng có giá thành phải chăng, đảm bảo mọi đối tượng trong xã hội đều có thể sử dụng được”, Đạt bày tỏ.

Nhận xét về cậu học trò đam mê sáng tạo, cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản) cho biết bản thân rất trân trọng trước những thiết kế đầy sáng tạo và tâm huyết của Đạt. Các sản phẩm, ý tưởng có thể chưa hoàn thiện nhưng thể hiện sự say mê, trăn trở của em đối với các vấn đề của đời sống, sự chủ động đưa kiến thức sách vở vào đời sống. “Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các ý tưởng của học sinh được phát huy. Trước mọi vấn đề, trong từng môn học, nhà trường luôn khuyến khích các em đặt câu hỏi, thể hiện tư duy của bản thân. Đó chính là học đi đôi với hành”, cô Hằng chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)