Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đại tá về hưu và lớp học cho trẻ nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

c qua tui 80, mi ngày ông Phan Chí Nhưng, Đi tá biên phòng v hưu xã Hương Th (huyn Vũ Quang, Hà Tĩnh) vn mit mài vi lp hc min phí cho tr em nghèo ca quê hương mình.

Ông Nhưng và hc trò Nguyn Quang Sang trúng tuyn vào Hc vin Quân y

1.Về Hương Thọ, hỏi nhà ông Nhượng, không ai là không biết. Nhiều người nhắc đến ông bằng sự cảm phục bởi việc làm đầy nhân văn của ông dành cho học trò nghèo ở huyện miền núi Vũ Quang này. Ngày ngày trong căn nhà nhỏ, ở cái tuổi ngoài 80 ông vẫn ân cần khuyên nhủ các trẻ em nghèo học hành, dạy các em những bài học về sự nỗ lực, tính khiêm nhường và tinh thần vượt khó.

Ông Nhượng bắt đầu câu chuyện đời mình bằng chất giọng trầm ấm. Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo khó, nhưng từ ngày nhỏ, cậu bé Nhượng đã rất ham học, thành tích học tập của Nhượng luôn là niềm khao khát của bao bạn bè cùng trang lứa. Năm 1959, ở vào lứa tuổi thanh niên, chàng trai Phan Chí Nhượng theo tiếng gọi của Tổ quốc, lên đường nhập ngũ vào chiến trường Đông Nam B. Năm 1975, đất nước được giải phóng, ông Nhượng về công tác tại Đà Nẵng rồi được cử đi học trung cấp biên phòng và sau đó về công tác tại Trường Đại học Biên phòng (nay là Học viện Biên phòng) cho đến lúc nghỉ hưu.

2.Ngày trở về quê an hưởng tuổi già, ông Nhượng thấy người dân vùng Hương Thọ quê mình vẫn còn gồng gánh bao nhiêu khó khăn, học trò đến trường thiếu thốn đủ thứ. Ông nghĩ đến việc giúp trẻ em nghèo. Ông đem niềm trăn trở bàn với người bạn đời và nhận được sự đồng thuận. Không lâu sau, căn nhà nhỏ của ông đón một số học trò nghèo về ăn ở và được ông hướng dẫn học hành. Không dừng lại ở đó, để giúp các em có thêm nhiều kiến thức vững vàng, ông Nhượng tìm đến Trường THPT Vũ Quang, trình bày tâm tư với Ban Giám hiệu và được chấp nhận cho dự các giờ dạy các môn tự nhiên để ông có điều kiện cập nhật thêm kiến thức. Vậy là ngày ngày, trong lớp học, nhiều em học trò nhìn vào tấm gương của một vị Đại tá quân đội về hưu hăng say học tập, luôn đưa tay phát biểu ý kiến và hỏi cặn kẽ những điều mình chưa hiểu. Đó là năm 2004! Ngoài việc tự bản thân đến trường học tập, ông Nhượng còn mời thầy giáo dạy toán ở trường về tận nhà dạy học thêm cho các cháu.

Ông Nhượng nhớ lại: “Lớp học đầu tiên được mở ở nhà tôi năm đó có 20 cháu, trong đó có 8 cháu hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được vợ chồng tôi nuôi ăn ở tại nhà để tiện cho việc học hành. Điều vui mừng là các cháu đều rất chăm ngoan, ham học”.

Học trò đến với ngôi nhà của vợ chồng ông Nhượng, ngoài những giờ học bài để nâng cao kiến thức, còn được ông giúp rèn luyện thêm thể lực và tinh thần kỷ luật để nghiêm túc với bản thân. Mỗi sáng, từ 5 giờ sáng, nghe tiếng gọi của ông, đồng loạt các trò đều trở dậy tập thể dục. Ông Nhượng bảo, tùy theo sở thích mà các cháu sẽ chọn tập tạ, tập nhảy dây, đánh cầu lông… Qua thời gian ngắn, sức khỏe của các cháu được cải thiện thì tinh thần sẽ tốt hơn, việc học có hiệu quả hơn nhiều. Ông Nhượng cũng giống như một người bạn, thường hay tâm tư để tìm hiểu và sẻ chia với học trò.

Ông Nhưng gn 15 năm m lp hc min phí cho hc sinh nghèo

Vi đng lương hưu ca mình, hai ông bà chi tiêu rt dè sn đ dành tin mua thêm sách giáo khoa, tài liu giúp các cháu ôn tp. Ông Nhưng nói, mình dành cho các cháu tình yêu thương không mong đưc đn đáp, ch mong đi các cháu s có tương lai tươi sáng hơn, tr thành nhng ngưi con có ích cho xã hi.

3.Gần 15 năm kể từ ngày mở lớp học tại nhà, hàng chục em học trò qua lớp ông Nhượng đã đỗ vào đại học. Ông Nhượng bấm đốt ngón tay: “Nhiều lắm tôi không nhớ hết. Nhưng các em theo nghiệp binh thì khá nhiều, như cháu Nguyễn Văn Quý, hiện đã là Thiếu úy, công tác tại Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình); Thiếu úy Nguyễn Ngọc Thái, Trợ lý Tham mưu kế hoạch, Phòng Hậu cần, Sư đoàn 370; Trần Tuấn, học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự; kỹ sư Nguyễn Văn Tuấn và kỹ sư Nguyễn Văn Báo cùng tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông vận tải. Gần đây nhất là cháu Nguyễn Quang Sang từ một học sinh trung bình đã trúng tuyển vào Học viện Quân y”.

Ngoài 80 tuổi, vợ chồng ông Nhượng vẫn nhiệt tình với công tác khuyến học này. Hỏi về việc làm của mình, ông Nhượng nói: “Tôi từng đi qua một tuổi thơ khó khăn, đi qua những năm tháng chiến tranh bom đạn gian nan khổ cực, chừ giúp được gì cho các cháu thì giúp. Mong sao các cháu có điều kiện để chinh phục kiến thức, tìm cho mình một tương lai tươi sáng hơn”. “Tuy nhiên để đạt được thành quả đó, một phần nhờ sự ủng hộ hết mình của bà xã tôi. Ngày ngày bà ấy giúp tôi cơm nước, chợ búa, dạy dỗ các cháu nề nếp”, ông Nhượng nhìn vợ âu yếm, nói thêm.

Vĩnh Yên – H Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)