Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đắk Lắk: Định hướng nghề nghiệp sau THPT theo nhu cầu nhân lực và sức học

Tạp Chí Giáo Dục

Hệ thống giáo dục Việt Nam gồm Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục ĐH. Có thể nói HS trung học phổ thông đang ở giai đoạn cuối của giáo dục phổ thông, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn học để gia nhập thị trường lao động. Tùy theo sở thích và khả năng, HS có thể chọn học giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục ĐH. Ngoài việc học tốt kiến thức phổ thông thì việc hướng nghiệp và tự hướng nghiệp để chọn hướng đi phù hợp nhất với bản thân HS cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Bài viết sau cung cấp những thông tin về quy hoạch nguồn nhân lực và kết quả thi THPT của địa phương để HS có sự chuẩn bị chắc chắn cho giai đoạn học tập tiếp theo.

Nhng nhóm ngành ngh có nhu cu cao cho phát trin kinh tế xã hi ca vùng Tây Nguyên và tnh Đk Lk

Theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và nhiều địa phương thì cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỉ trọng của các ngành dịch vụ. Tỉ trọng khác nhau tùy địa phương, vùng.

Đối với vùng Tây Nguyên, phấn đấu đến năm 2020, phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt mức trung bình so với cả nước; từng bước đưa Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Về phát triển kinh tế, tỉ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2020 là 34,7%, 35% và 30,3%.

Chương trình hướng nghiệp về với học sinh tỉnh Đắk Lắk

Từ ngày 8 đến 11-10-2018, Chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 về với học sinh của 12 trường THPT ở tỉnh Đắk Lắk với khoảng 15 ngàn học sinh tham dự. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM, Sở GD-ĐT Đắk Lắk với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) phối hợp tổ chức.

Qua chương trình sẽ trang bị cho học sinh những kỹ năng tiếp cận, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân cũng như giới thiệu cho các em những hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT và các ngành nghề đào tạo ở các trường từ trung cấp đến ĐH. Thông tin đến học sinh về phương thức tổ chức và các quy định chung của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Cung cấp cho học sinh một số dự báo về nhu cầu nhân lực, một số kỹ năng, phương pháp học tập, định hướng nghề nghiệp để tự tin chuẩn bị cho con đường lập nghiệp.

Chương trình sẽ đi qua 12 trường THPT gồm: Buôn Ma Thuột, Chu Văn An, chuyên Nguyễn Du, Phú Xuân, Lê Quý Đôn, Việt Đức, Quang Trung, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hồng Phong, Phan Đình Phùng, Ngô Gia Tự và Nguyễn Thái Bình.

V.M

Một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực cao tại vùng Tây Nguyên: công nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng như cà phê, cao su, ca cao, tiêu…; công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, ngành cơ khí chế tạo tập trung phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản; các ngành dịch vụ.

Bảng 1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020

Từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Lắk tầm nhìn đến năm 2030, có thể thấy các ngành, lĩnh vực địa phương có nhu cầu cao bao gồm:

Trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp. Những ngành nghề HS cần quan tâm: Khai thác và chế biến sâu nông sản, dệt sợi, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nước, phát triển công nghiệp phụ trợ. Sau năm 2020 tập trung khai thác chế biến nông sản chất lượng cao, vật liệu xây dựng cao cấp, chế tạo máy móc thiết bị, công nghiệp phụ trợ phục vụ xuất khẩu.

Trong lĩnh vc thương mi, dch v và du lch, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt 11-12%/năm, định hướng giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 12-12,5%/năm. Những ngành nghề HS cần quan tâm: Thương mại điện tử trong mua bán giao dịch; Logistic; Kinh doanh; Dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông; tư vấn và chuyển giao khoa học công nghệ; Du lịch đặc thù; bảo vệ môi trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch.

Lĩnh vc nông, lâm, thy sn: nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần ổn định tăng trưởng, cân bằng môi trường, giữ gìn bảo vệ cảnh quan sinh thái. Trong lĩnh vực này, những ngành nghề HS cần quan tâm: Trồng trọt; Sản xuất chế biến các loại nông sản hàng hóa có lợi thế; Công nghệ sinh học; Nông nghiệp kỹ thuật cao; Dịch vụ nông nghiệp (khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; dịch vụ bảo vệ thực vật, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, dịch vụ thú y, dịch vụ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp)…

Nhu cầu nhân lực tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng với tổng dân số hơn 5,6 triệu người, trong đó 3.437.025 người trên độ tuổi 15, lao động khu vực nông thôn chiếm 69%, lao động là người dân tộc thiểu số chiếm gần 20%. Được xác định là một trong 6 vùng kinh tế lớn của cả nước. Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản và tiềm năng phát triển du lịch. Ngày 9-6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 tại Quyết định số 879/QĐ-TTg; Vùng Tây Nguyên phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Tỉnh Đắk Lắk chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2020, có cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 32-33%; công nghiệp – xây dựng 25-26%; thương mại – dịch vụ 41-42%. Năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 25-26%; công nghiệp đạt khoảng 34-35% và dịch vụ đạt khoảng 41%.

Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên mức 60% vào năm 2020-2025, cơ cấu trình độ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ 1 ĐH chuyên nghiệp trở lên, 2 trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp, 14-15 công nhân kỹ thuật, 17-20 lao động phổ thông đã qua huấn luyện ngắn hạn.

Giai đoạn 2020-2025, trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 30.0000 lao động).

Các ngành nghề thu hút nhiều lao động:

1.  Công nghệ nông – lâm – thủy sản, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, chăn nuôi, thú y, sinh vật cảnh, nuôi trồng, chế biến thủy sản, công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản;

2.  Xây dựng, thiết kế, sản xuất vật liệu xây dựng;

3.  Công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, chế biến thực phẩm;

4.  Công nghệ thông tin, điện – điện tử, cơ khí, nhiệt lạnh, dệt – may (thiết kế thời trang);

5.  Du lịch, quản trị lữ hành – quản trị nhà hàng – khách sạn, dịch vụ ăn uống;

6.  Chăm sóc sức khỏe, công nghệ dưỡng sinh, truyền thông, sư phạm kỹ thuật;

7.  Kinh tế – tài chính – quản trị kinh doanh – marketing- bán hàng, quản trị doanh nghiệp;

8.  Khoa học xã hội (ngoại ngữ Anh, Nhật, Hàn, Trung…);

9.  Ngành nghề truyền thông, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông lâm nghiệp.

Trần Anh Tuấn
(Phó Giám đc Trung tâm D báo nhu cu nhân lc
và thông tin th
 trưng lao đng TP.HCM)

V y tế, đến năm 2020, tỉ lệ 8-9 bác sĩ/vạn dân, 4-5 dược sĩ/vạn dân; số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 27 giường, 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Định hướng đến năm 2030, đạt tỉ lệ 9,5-10 bác sĩ/vạn dân; số giường bệnh/vạn dân đạt 30 giường.

Nhằm chuẩn bị nhu cầu nguồn nhân lực, tỉnh sẽ đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 nâng số lao động trong toàn tỉnh có trình độ trung cấp chuyên nghiệp đạt 15% trong tổng số lao động qua đào tạo; đến năm 2020 số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp đạt 25%. Nhân rộng các mô hình dạy nghề theo nhu cầu thị trường, dạy nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dạy nghề phục vụ xuất khẩu lao động; phát triển các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số được tham gia học nghề.

Kết qu k thi THPT quc gia năm 2018 ca HS tnh Đk Lk

Năm 2018, toàn tỉnh Đắk Lắk có 20.006 thí sinh đỗ tốt nghiệp trên tổng số 20.760 thí sinh dự thi, đạt tỉ lệ tốt nghiệp chung là 96,37%, tăng 1,25% so với kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, trong đó, hệ THPT có 18.524 thí sinh (đạt 97,81%); hệ giáo dục thường xuyên có 1.358 thí sinh (đạt 89,93%) và có 124 thí sinh tự do đỗ tốt nghiệp (đạt 39,74%). Ngoài ra, trên địa bàn toàn tỉnh có 5 trường THPT có tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp 100%, gồm: THPT chuyên Nguyễn Du, THCS – THPT Đông Du, THPT Thực hành Cao Nguyên, THPT Phan Chu Trinh (huyện Ea H’leo) và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú Nơ Trang Long.

Điểm bình quân theo các tổ hợp xét tuyển ĐH đều thấp hơn 15 điểm, trong đó, tổ hợp A00, B00, C00 có điểm bình quân thấp hơn các tỉnh trong vùng Tây Nguyên.

Một điểm cần lưu ý của tuyển sinh năm 2018 là điểm trung bình 3 môn thi càng cao thì cơ hội được xét trúng tuyển vào các trường ĐH cũng càng cao. Thí sinh có thể so sánh điểm trung bình lớp 12 (ĐTB lớp 12) với điểm trung bình 3 môn thi (ĐTB/3MT) để ước lượng khả năng của mình, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp đến. (Xem bảng 2)

Bảng 2. Điểm bình quân 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển của khu vực Tây Nguyên (*)

(*) Chưa tính điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực

TS. Lê Th Thanh Mai
(ĐH Quc gia TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)