Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đắk Nông: Định hướng nghề nghiệp sau THPT theo nhu cầu nhân lực và sức học

Tạp Chí Giáo Dục

Hệ thống giáo dục Việt Nam gồm Giáo dục mầm non; Giáo dục phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục đại học. Có thể nói học sinh THPT đang ở giai đoạn cuối của giáo dục phổ thông, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn chuẩn nghề nghiệp với giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học. Ngoài việc học tốt thì hướng nghiệp và tự hướng nghiệp để chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất với bản thân cũng là yếu tố hết sức quan trọng. Bài viết sau cung cấp những thông tin về quy hoạch nguồn nhân lực và nhận định về kết quả thi THPT của địa phương để học sinh có sự chuẩn bị chắc chắn cho giai đoạn học tập tiếp theo.

Những nhóm ngành nghề có nhu cầu cao tại vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Nông

Theo quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và nhiều địa phương thì cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ. Tỷ trọng khác nhau tùy địa phương, vùng.

Đối với vùng Tây Nguyên, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 nhằm phát triển ổn định và bền vững trên cơ sở tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội phù hợp; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đạt mức trung bình so với cả nước, tạo chuyển biến căn bản về phát triển toàn diện kinh tế – xã hội; từng bước đưa Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước. Về phát triển kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 43,6%, 29,2% và 27,2%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 34,7%, 35% và 30,3%.

Nhu cầu nhân lực tỉnh Đắk Nông đến năm 2025

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng với tổng dân số hơn 5,6 triệu người, trong đó 3.437.025 người trên độ tuổi 15, lao động khu vực nông thôn chiếm 69%, lao động là người dân tộc thiểu số chiếm gần 20%. Được xác định là 1 trong 6 vùng kinh tế lớn của cả nước. Tây Nguyên còn có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản và tiềm năng phát triển du lịch. Ngày 9-6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 tại Quyết định số 879/QĐ-TTg; Vùng Tây Nguyên phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo định hướng kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Nông: Cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2025, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp – dịch vụ – nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 60,3% năm 2015 và lên 66,3% vào năm 2020-2025. Tỷ trọng khu vực dịch vụ đạt 23,8% năm 2025, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy điện. Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề ở nông thôn, nhất là các làng nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hình thành các điểm công nghiệp, các làng nghề tại các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã…

Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo kỹ thuật trong tổng lao động xã hội lên 20% năm 2010 và lên 30% vào năm 2020 và 50% vào năm 2025.

Trần Anh Tuấn 
(Phó Giám đốc Trung tâm 
Dự báo nhu cầu nhân lực 
và thông tin thị trường lao động TP.HCM)

Một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực cao tại vùng Tây Nguyên: công nghiệp chế biến; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng như cà phê, cao su, ca cao, tiêu…; ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, ngành cơ khí chế tạo tập trung phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản; các ngành dịch vụ.

Bảng 1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 thì tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35% năm 2015, 45% năm 2020. Một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực cao tại tỉnh Đắk Nông: công nghiệp khai khoáng và năng lượng; công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ – du lịch, đây cũng chính là ba khâu đột phá của tỉnh. Về y tế, đến năm 2020 có 8,5 bác sĩ trên một vạn dân.

Kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của học sinh tỉnh Đắk Nông

Năm 2018, các tỉnh thành đều có kết quả thi THPT quốc gia thấp hơn so với năm 2018. Tỉnh Đắk Nông cũng không ngoại lệ. Năm 2017, các tổ hợp xét tuyển có điểm bình quân thấp nhất trong vùng Tây Nguyên là A00, A01, B00; năm 2018 là A00, A01, D01. Điểm bình quân các tổ hợp đều thấp hơn 15 điểm.

Thí sinh cần lưu ý, điểm trung bình 3 môn thi càng cao thì cơ hội được xét trúng tuyển vào các trường ĐH cũng càng cao. Thí sinh có thể so sánh điểm trung bình lớp 12 (ĐTB lớp 12) với điểm trung bình 3 môn thi (ĐTB/3MT) để ước lượng khả năng của mình, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp đến.

Bảng 2. Điểm bình quân 3 môn thi theo tổ hợp xét tuyển của khu vực Tây Nguyên (*)

 

(*) Chưa tính điểm ưu tiên theo đối tượng, khu vực.

TS. Lê Thị Thanh Mai
(ĐH Quốc gia TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)