Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo bền vững

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thng Phm Minh Chính va ký Ch th s 24 v vic đm bo vng chc an ninh lương thc quc gia và thúc đy sn xut, xut khu go bn vng trong giai đon hin nay. Trưc đó, t gia tháng 7, th trưng thương mi go toàn cu bt đu có nhng din biến phc tp, tác đng nhiu ti hot đng xut khu go ca Vit Nam…


Nông dân đng bng sông Cu Long thu hoch lúa

Giá lúa… “nhy múa”

Bà Huỳnh Thị Bích Huyền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát (TP.Cần Thơ) – cho biết, giá lúa hiện nay đang tăng chóng mặt. Chỉ một buổi sáng mà tăng mấy lần. Cụ thể, sáng 4-7, đầu buổi là 7.500 đồng/kg. Chưa hết buổi sáng đã tăng lên 7.800 đồng, cao hơn giá công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác.

“Cứ đà này giá lúa còn tăng nữa. Chúng tôi lo sẽ không thực hiện được thỏa thuận đã ký, trong khi hợp đồng ký với quốc tế không giao hàng sẽ bị phạt… Vừa rồi công ty ký với một đối tác 550 USD/tấn gạo. Vừa ký xong, giá gạo Việt Nam xuất khẩu tăng lên 600 USD/tấn, lập tức giá gạo thu mua trong nước tăng theo khiến công ty xính dính…”, bà Huyền lo lắng.

Éo le hơn, Công ty CP Tập đoàn Intimex Group (TP.HCM) còn gặp cảnh nông dân “lật kèo” do giá lúa tăng. Họ không giao hàng như thỏa thuận với công ty trước đó.

“Hiện giá gạo trong nước cao hơn giá ở nhiều nước trên thế giới, doanh nghiệp (DN) rất khó trong thu mua. Giá sẽ càng tăng khi lượng gạo tồn kho ít”, ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty – cho biết.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu nhưng nhiều DN cho biết, nếu tình hình này kéo dài, có thể không mua được 50% lượng gạo phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiện có những khách hàng từ Philippines qua Việt Nam mua trực tiếp lúa, gạo tại các nhà máy xay xát ở các tỉnh ĐBSCL, sau đó mới làm thủ tục xuất khẩu, động thái này góp phần đẩy giá lúa trong nước tăng không có điểm dừng.

Chiếm hơn 15% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, TP.Cần Thơ có 40 DN đủ điều kiện tham gia xuất khẩu gạo; trong đó một số DN đầu tư vùng lúa nguyên liệu với các giống lúa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng nhưng trong bối cảnh hiện tại các DN cũng phải đối mặt với không ít khó khăn – tuy lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng lại lỗ trầm trọng.

Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ – nêu nguyên nhân: “Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp còn khó khăn, chưa kịp thời, chưa sát với thực tiễn sản xuất, kinh doanh lúa, gạo. Hiện phần lớn các thương nhân đang khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là nguồn vốn lưu động. Trong khi giá lúa gạo trong những năm gần đây luôn biến động, thậm chí nguồn cung trong nước tại một số thời điểm bị mất cân đối. Tại những thời điểm thu hoạch chính vụ, công tác thu mua lúa gạo gặp rất nhiều khó khăn do ngân hàng không thể chủ động mở thêm hạn mức tín dụng (theo thời điểm) cho các thương nhân xuất khẩu gạo. Mặt khác, xuất khẩu chủ yếu tập trung ở thị trường Philippines nên dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về giá giữa các DN trong nước. Còn các thị trường như châu Phi, Hoa Kỳ, EU… thì chi phí logistics rất cao nên hạn chế khách hàng. Ngoài ra, giá cả thị trường nội địa thời gian qua biến động thất thường, có thời điểm tăng đột biến ảnh hưởng đến giá cạnh tranh xuất khẩu, một số DN ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp không thu mua đủ nguyên liệu dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả”.

Giá lúa tăng còn ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các cơ sở sử dụng, chế biến gạo. Tại tỉnh Cà Mau, giá gạo đã tăng khoảng 10-15% so với gần đây. Gạo nhóm cứng cơm từ 13.000 đồng/kg lên hơn 15.000 đồng/kg, gạo mềm cơm từ 14.000 đồng/kg lên 16.000 đồng/kg, nhóm gạo cao cấp như gạo thơm, ST tăng từ 700-900 đồng/kg. Tại miền Tây, hiện giá các loại bún, bánh phở, bột đều tăng từ hơn 2.000 đến 4.000 đồng/kg…

Cân đi gia xut khu và tiêu dùng ni đa

Ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam – cho rằng, Ấn Độ gây kinh ngạc cho thị trường thương mại gạo thế giới khi lệnh dừng xuất gạo trắng được ban hành và có hiệu lực trong ngày 20-7. Các chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, lệnh cấm này sẽ làm leo thang tình trạng lạm phát lương thực trên toàn cầu, bởi Ấn Độ chiếm gần 40% tổng khối lượng thương mại gạo thế giới. Thậm chí, chuyên gia của IMF còn lo ngại một số nước sẽ đưa ra các biện pháp phòng vệ và gây tác động không tốt đến tâm lý thị trường thương mại lẫn người tiêu thụ. Riêng với Việt Nam, đây là cơ hội tốt cho DN xuất khẩu gạo; là cơ hội giúp nông dân và thương lái được mùa được giá. Tuy nhiên, tương tự với phản ứng của các nguồn cung lớn khác trên thế giới đối với lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ, giá lúa gạo trong nước đã tăng liên tục trong những ngày qua do một bộ phận DN đẩy mạnh thu mua để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký từ trước trong khi thời tiết tại ĐBSCL những ngày qua mưa liên tục, nông dân có xu hướng giữ hàng chờ giá lên cao hơn dù vụ hè thu đang rộ. Hiện tại, giá gạo nội địa đang cao hơn giá xuất khẩu. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng hiện nay cũng là một khó khăn khi DN phải cần mua trước hàng.

“Đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa là ưu tiên hàng đầu nhưng cũng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho DN xuất khẩu gạo thì chuỗi giá trị lúa gạo mới có thể phát triển hài hòa và bền vững. Các DN nên thận trọng quan sát thị trường, những động thái tiếp theo của các nguồn cung lớn khác vì giá chào lẫn giá nội địa mặt hàng gạo trắng của các nước hiện đang tăng mạnh do cung khan hiếm, tâm lý giữ hàng chờ giá lên và thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, đề nghị các ngân hàng tạo điều kiện nguồn vốn cho các DN có thể thu mua hàng xuất khẩu, duy trì dự trữ lưu thông”, ông Nam nói.

Theo bà Võ Phương Thủy – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp: “Để tránh tình trạng “bẻ kèo” giữa nông dân và thương lái, DN cần có hợp đồng liên kết với nông dân, nhất là với các hợp tác xã. Nếu hợp tác xã đã ký với DN thì việc thu mua gạo xuất khẩu rất ổn định, đồng thời không bị hỗn tạp trong chất lượng gạo”.

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn – cho biết, với sản lượng lúa dự kiến đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023.

Hiện Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang chỉ đạo triển khai đấu thầu mua 220.000 tấn gạo được Thủ tướng giao để đảm bảo nguồn lực dự trữ quốc gia.

Từ thực tế của thị trường gạo hiện nay, ông Nguyễn Hồng Diên – Bộ trưởng Bộ Công thương – đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan kịp thời có đề xuất, các biện pháp hỗ trợ cho người trồng lúa và thương nhân sản xuất, xuất khẩu gạo; cân đối hợp lý giữa xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần tiêu thụ lúa, gạo cho nông dân với giá có lợi nhất và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo có thương hiệu…

Đan Phưng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)