Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Đảm bảo ATGT cho phương tiện thủy gia dụng

Tạp Chí Giáo Dục

Nhm đưa ra gii pháp đm bo trt t, ATGT trên đưng thy ni đa, c gng không đ xy ra TNGT đưng thy gây thit hi ln, y ban ATGT quc gia va t chc Hi ngh “Tăng cưng gii pháp bo đm ATGT cho phương tin thy gia dng năm 2020” ti TP.Cn Thơ.


Ông Khut Vit Hùng, Phó Ch tch chuyên trách y ban ATGT quc gia phát biu ti hi ngh

Tại đây, các đại biểu đã phân tích những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý và bảo đảm ATGT, trong đó nổi bật: Ý thức người dân chưa cao trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT đường thủy. Khá nhiều phương tiện không trang bị đầy đủ thiết bị ATGT; Chở hàng và chở khách vượt quá sức chở của phương tiện. Không thực hiện đăng ký, đăng kiểm phương tiện. Về điều này, ông Nguyễn Huy Dũng, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu, phân tích: “Nguyên nhân dẫn đến việc người dân né tránh đăng ký là do chưa thật sự ý thức được việc đăng ký phương tiện bảo hộ là bảo đảm quyền lợi cho mình. Hầu hết chủ phương tiện giao thông thủy nội địa là người ở vùng nông thôn sâu, điều kiện kinh tế cũng như đi lại còn gặp nhiều khó khăn nên không chấp hành đăng ký, hoặc đăng ký lần đầu nhưng không thực hiện đăng kiểm lại hàng năm”.

Ngoài ra, nhiều cảng, bến không có giấy phép vẫn hoạt động. Các phương tiện thủy gia dụng (loại phương tiện thô sơ) của người dân là do các cơ sở thủ công tự đóng, chưa có quy định về quy chuẩn kỹ thuật về đóng mới. Lực lượng quản lý và tuần tra, kiểm soát tại địa phương còn rất mỏng trong khi người dân sử dụng phương tiện thủy vào hoạt động lại mang tính tự phát, phạm vi hoạt động rộng, dàn trải.

Theo Ủy ban ATGT quốc gia thì cả nước hiện có 2.360 con sông, kênh, rạch, có tổng chiều dài khoảng 42.000km có thể khai thác vận tải thủy.  Đến nay, tổng chiều dài đường thủy nội địa của cả nước được đưa vào khai thác, quản lý là 26.650km. Thời gian qua, tình hình TNGT  đường thủy diễn biến rất phức tạp, đặc biệt đối với phương tiện gia dụng. 10 tháng đầu năm 2020 xảy ra 52 vụ, làm chết 41 người, bị thương 5 người.

Các đại biểu thống nhất với những giải pháp, kiến nghị của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam nhằm đảm bảo trật tự, ATGT trên đường thủy, trong đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đến các chủ phương tiện gia dụng. Trong sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường thủy nội địa, đề nghị đưa thêm nội dung: Quy định bắt buộc mặc áo phao cứu sinh hoặc cầm, đeo dụng cụ nổi cầm tay khi đi trên phương tiện. Về vấn đề này, bà Trần Thị Xuân, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.Cần Thơ, nêu hướng giải quyết của TP: “Trọng tâm là phải thống kê được tất cả phương tiện gia dụng đường thủy công suất nhỏ. Trong đó phân loại được phương tiện thô sơ đang hoạt động chở khách du lịch để tham quan tại các điểm du lịch như chợ nổi Cái Răng, Cồn Sơn, Mỹ Khánh… Đối với nhiệm vụ này, giao chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện về quy định điều kiện an toàn của phương tiện nội địa có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn, hoặc có sức chở dưới 5 người, khi hoạt động trên đường thủy phải đảm bảo điều kiện an toàn theo quy định”. Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, đồng tình với giải pháp trên, và cho rằng: “UBND các tỉnh, TP cần chỉ đạo Sở GTVT phối hợp cơ quan chức năng, UBND các quận, huyện, xã tổ chức thống kê, rà soát, phân loại các phương tiện thủy nội địa trên địa bàn, từ đó đưa ra biện pháp quản lý phù hợp”.

Bài, ảnh: Đan Phưng

Bình luận (0)