Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông: Vẫn là thách thức lớn

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2021 và đu năm 2022 đến nay, tình hình tai nn giao thông cc nói chung và TP.HCM nói riêng đã gim sâu so vi các năm trưc, th hin các gii pháp nhm đm bo trt t an toàn giao thông (ATGT) mà TP đã và đang trin khai đã phát huy đưc hiu qu. Tuy nhiên, nguy cơ xy ra tai nn giao thông còn rt ln, thit hi v ngưi và tài sn còn mc cao. Đc bit, năm 2022, trong bi cnh bình thưng mi sau đi dch Covid-19, vic đm bo trt t ATGT, tiếp tc kéo gim và gi các ch tiêu ATGT tht s là thách thc ln.


Lc lưng chc năng kim tra giy t ngưi tham gia giao thông

H tng giao thông chưa hoàn chnh

Hàng ngày đi làm qua giao lộ Lê Đại Hành và Ba Tháng Hai (Q.11), ông Nguyễn Thanh Nhã (Q.8) luôn chịu cảnh kẹt xe, thậm chí xung đột giao thông chỉ vì nhịp đèn giao thông giữa làn xe rẽ trái và đi thẳng hướng ngược lại hoạt động bằng nhau. Thực trạng này trước kia không xảy ra vì tuyến đường vẫn còn vòng xoay. Qua đó, ông Nhã đề xuất ngành giao thông nên điều chỉnh nhịp đèn rẽ trái và đi thẳng chênh lệch khoảng 15 giây để đảm bảo ATGT và giảm ùn ứ các phương tiện.

Ông Trần Văn Nghĩa (Q.5) cũng bức xúc trước tình trạng xe buýt chạy lấn làn, hàng rong lấn chiếm lòng lề đường ảnh hưởng đến giao thông. Thực trạng này xảy ra thường xuyên tại vòng xoay Bưu điện Q.5, đoạn đường Hải Thượng Lãn Ông.

“Hơn 90% tài xế xe buýt chạy lấn làn rất nguy hiểm cho các phương tiện khác. Mong ngành giao thông có giải pháp khắc phục để người dân yên tâm khi tham gia giao thông. Đồng thời, phạt nặng trường hợp sử dụng còi hơi. Tiếng còi hơi gây giật mình cho người tham gia giao thông, nguy cơ tai nạn rất cao”, ông Nghĩa đề xuất.

Theo số liệu của ngành giao thông TP.HCM, năm 2021 trên địa bàn xảy ra 1.784 vụ tai nạn giao thông làm chết 477 người, bị thương 1.042 người. So với cùng kỳ năm 2020, tai nạn giao thông được kéo giảm ở cả 3 tiêu chí, cụ thể giảm 1.146 vụ (giảm 39,1%), giảm 70 người chết (giảm 12,8%) và giảm 993 người bị thương (giảm 8,8%).

Tuy nhiên, ông Nguyễn Kiên Giang – Phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP – thừa nhận, vẫn còn một số tồn tại khách quan và chủ quan nên kết quả chưa được bền vững. Trong đó, có nguyên nhân về bất cập hạ tầng và tổ chức giao thông. Hiện nay, hệ thống hạ tầng giao thông TP chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mật độ đường giao thông chỉ đạt 2,26km/km2 so với quy chuẩn Việt Nam phải đạt từ 10-13km/km2. Tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ đạt 12,76%, trong khi đó, theo nghị định phải đạt 24-26% cho thấy hệ thống hạ tầng thiếu và yếu so với quy định.

Khó khăn nữa phải kể đến là nguồn vốn và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên công tác đầu tư xây dựng công trình giao thông theo quy hoạch còn chậm. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông không theo kịp tốc độ phát triển của đô thị quá nhanh như hiện nay. Lượng phương tiện giao thông tăng nhanh mỗi năm, lên đến 2,6%, tốc độ gia tăng dân số 2,55%/năm. Cùng với đó, tình trạng ngập nước, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè cũng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự ATGT.

Là địa bàn ở vị trí cửa ngõ, dù có nhiều nỗ lực kéo giảm, nhưng tỷ lệ tai nạn giao thông tại huyện Bình Chánh luôn ở mức cao so với các quận, huyện khác. Nút giao thông đường dẫn cao tốc Bình Thuận – Chợ Đệm – đường Võ Trần Chí là một điểm đen giao thông mới phát sinh.

Ông Nguyễn Văn Tài – Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh – cho hay: “Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đáp ứng, người tham gia giao thông đông, vận chuyển nông sản cồng kềnh, các phương tiện tham gia không đúng tuyến là nguyên nhân chính trong vấn đề xảy ra nhiều tai nạn giao thông”.

Theo ông Tài, Bình Chánh là địa phương đất rộng, người đông với diện tích hơn 25.225ha, trên 800.000 dân, trên 1.300 tuyến đường giao thông dài 920km. Tuy nhiên, khẩu độ đường đạt quy chuẩn rất thấp, mật độ đường giao thông cũng thấp trong khi mật độ giao thông cao.

Tăng pht ngui

Công tác đảm bảo trật tự ATGT, kéo giảm tai nạn giao thông bền vững luôn là một trong những vấn đề bức thiết và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Để tiếp tục kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, người chết, người bị thương, ngành giao thông TP xác định giải pháp khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện có của TP và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 2 trong 7 nhóm giải pháp trọng tâm khi tham mưu các chương trình kế hoạch chiến lược ATGT của Trung ương và TP.

Ông Giang cho biết, trước mắt, Sở Giao thông Vận tải tập trung khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu như tổ chức giao thông khoa học, hợp lý. Tham mưu thành lập các nhóm phản ứng nhanh để đảm bảo công tác trật tự ATGT tại các điểm nóng như sân bay, cảng, các cửa ngõ. Từ nhóm phản ứng nhanh kịp thời giải quyết các sự cố thông qua nhóm viber; xây dựng kế hoạch chi tiết để xử lý các điểm đen, điểm nguy cơ ùn tắc, các tuyến đường có tai nạn giao thông tăng cao. Đồng thời, tăng cường chấn chỉnh công tác thi công trên các đường bộ đang khai thác nhằm cải thiện tình hình giao thông. Về lâu dài, ngành giao thông sẽ tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả đề án kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn TP giai đoạn 2020-2030, đặc biệt đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm để giải quyết ùn tắc giao thông như nút giao Mỹ Thủy, An Phú (TP.Thủ Đức), cầu Thủ Thiêm 4, Vành đai 2, Vành đai 3 khép kín.

Bên cạnh những giải pháp trên, giao thông TP còn tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đảm bảo ATGT, trong đó có hình thức phạt nguội qua hình ảnh. Thượng tá Trần Nguyễn Phương – Phó Trưởng phòng Phòng CSGT đường bộ – đường sắt – PC08, Công an TP.HCM – cho hay, đây là xu thế phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý Nhà nước xây dựng đô thị thông minh, Chính phủ điện tử. Hình thức này còn giảm tải lực lượng làm công tác tuần tra xử lý trực tiếp trên đường, giảm tiêu cực nhũng nhiễu trong hoạt động tuần tra. Xử lý qua hình ảnh giúp việc tự giác chấp hành pháp luật giao thông được nâng cao vì các hành vi đều bị xử lý công bằng. Các hệ thống camera ghi lại hình ảnh còn đáp ứng cho việc đảm bảo an ninh trật tự khác…

Để nâng cao công tác trật tự ATGT trên địa bàn TP trong thời gian tới, ông Lê Minh Đức – Phó Trưởng Ban Ban Pháp chế, HĐND TP – đề nghị các sở ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, có nhiều giải pháp thực hiện hiệu quả chủ đề năm 2022 là năm xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, với tinh thần vì sức khỏe, sinh mạng của người tham gia giao thông. Đặc biệt, cần quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT, nâng cao ý thức tự giác của người tham gia giao thông; đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình giao thông mang tính cấp bách trong việc kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Linh Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)