Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đám cưới… ngày khai trường

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày khai ging 5-9 sp ti, cũng là ngày k nim 53 năm ngày cưi ca thy Phan Thúc Xán và cô Trương Th Thy Ba. Nên duyên t mi tình đu ca nhau, gia đình thy cô đã có nhng ngày tháng hnh phúc tròn đy, bên con ngoan và cháu tho.

Thy Phan Thúc Xán và cô Trương Th Thy Ba hnh phúc bên con hin, cháu tho (nh nhân vt cung cp)

Chuyn tình thy và trò

Xuất thân từ một gia đình gia giáo, là sinh viên khóa đầu tiên của trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Khoa sinh hóa) và tốt nghiệp năm 1958, chàng sinh viên Phan Thúc Xán trở thành giáo viên dạy môn sinh tại Trường cấp 3 Thọ Xuân ngay sau khi ra trường ở tuổi 22. Trong lớp học chỉ có 3 học sinh nữ, cô bé Trương Thị Thủy Ba (con gái của thầy hiệu trưởng) xinh đẹp, nết na, học giỏi “vô tình” đã chiếm chỗ trong trái tim người thầy giáo trẻ. Một số người tinh ý đã dần nhận ra dấu hiệu cho thấy “thầy để ý Thủy Ba” vì thầy luôn mặc áo số 3 mỗi khi chơi bóng chuyền. Vào cái thời khó khăn, nữ sinh Thủy Ba phải đi bộ đến trường bằng chân đất, sau mỗi giờ học thầy vội lấy xe và đạp xe lẽo đẽo theo sau học trò. Khi ấy, cô gái nhỏ cũng rất quý yêu quý người thầy giáo trẻ. Trong mắt cô, hình ảnh người thầy giáo tận tâm, có giọng nói ấm áp và chuẩn mực từ cách ăn nói đến đầu tóc, trang phục lúc nào cũng lung linh đến khó tả. Lòng kính yêu ấy đã được cô học trò gieo vần thành bài thơ “Thầy tôi” với lòng ngưỡng mộ vô bờ.

Tuy là “cảm được” tấm lòng dành cho nhau, nhưng thầy và trò vẫn âm thầm không dám để cho người khác biết, vì nếu “thầy yêu trò là phạm vào đạo đức nghề nghiệp”. Nhưng rồi đến khi tình cảm “đủ lớn”, vào ngày 20-6-1960, người thầy trẻ trong một lần trả bài Thủy Ba đã vội nhét vào cuốn vở của học trò một lá thư tình để bày tỏ tình cảm. Khi cha của Thủy Ba phát hiện “tình hình” giữa hai người, ông đã ngăn cấm.

Cho đến khi Thủy Ba vào Đại học sư phạm Hà Nội, tình cảm thầy trò mới được công khai. Sáu năm ròng chờ học trò đi học, khoảng khách xa xôi giữa Hải Phòng – Hà Nội được lấp đầy bởi hơn 2.000 lá thư mà họ viết cho nhau. Thầy Xán kể, ngày đó “chúng tôi viết thư theo kiểu nhật ký, mọi niềm vui nỗi buồn tôi đều viết trong thư từ thứ 2 đến thứ 7 thì đem ra bưu điện gửi”.

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô giáo Thủy Ba về nhận nhiệm sở ở Hải Phòng cũng là lúc họ quyết định về chung một nhà bằng một đám cưới vào đúng ngày khai giảng (5-9-1964). Trong những năm tháng chiến tranh, từ 1965 đến 1972, kết quả của tình yêu đẹp là sự ra đời của 3 người con trai khôi ngô, tuấn tú.

Cng hiến không ngng ngh

Sau thời gian công tác tại trường cấp 3 Thọ Xuân, Sở GD-ĐT Thanh Hóa, Sở GD-ĐT Hải Phòng, đến năm 1975, gia đình thầy Xán – cô Thủy Ba chuyển vào TP.HCM sinh sống và công tác. Từ năm 1975 – 1991, thầy tiếp tục công tác tại Sở GD-ĐT TP.HCM với vị trí phó phòng chính trị tổng hợp và làm trợ lý giám đốc trong giai đoạn từ năm 1992-1995. Sau đó thầy được đề cử làm hiệu trưởng THPT Hùng Vương cho đến khi về hưu vào năm 1998.  Với mong muốn tiếp tục đóng góp cho xã hội, từ năm 1998- 2000, thầy tiếp tục được tín nhiệm trong vị trí Chủ nhiệm văn phòng giáo dục trẻ chưa ngoan. Cũng nhiệt tâm với công tác giáo dục như chồng, cô Trương Thị Thủy Ba tiếp tục công tác tại trường THPT Phú Nhuận và Bùi Thị Xuân cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1998. Từ đó cho đến nay, thầy cô luôn cùng chung vai sát cánh cống hiến cho cộng đồng bằng việc thành lập Trung tâm Tư vấn – Hướng nghiệp – Tâm lý – Giáo dục trẻ em.

Không chỉ nhiệt tâm với nghề, yêu thương học trò như con mình, sống chan hòa với mọi người xung quanh, thầy cô còn là những nhà giáo dục chuẩn mực trong gia đình và dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Vì vậy mà cả 3 người con mỗi người đều có một cuốn sổ nhật ký được thầy cô viết từ khi mang thai cho đến khi trưởng thành. Với phương pháp giáo dục bằng đời sống gương mẫu, dành tình yêu thương, vỗ về mỗi khi dạy dỗ con, nên 3 chàng trai nhà họ Phan đều ngoan ngoãn, lễ phép và học giỏi. Vì được rèn tính tự lập từ bé nên cha mẹ không phải bận tâm đưa đón con. Khi vào cấp 3, các chàng trai này đều là học sinh giỏi của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong. Ngay cả khi vào đại học, các anh cũng được chọn trường, chọn nghề theo ước muốn và sở thích của mình. Nhờ có sự động viên của cha mẹ và nỗ lực của bản thân, các con của thầy cô nay đều thành đạt và luôn nhiệt tâm với công tác. Trong đó, người con trai cả làm kỹ sư hàng hải, người con trai thứ hai là anh Phan Trương Hiệp làm Tổng giám đốc Công ty Phú Khang Phát với quy mô cả ngàn nhân viên, và người con trai út là anh Phan Trương Hiền hiện làm Viện trưởng Viện kiểm sát Củ Chi. Các anh đều đã có gia đình hạnh phúc, ấm êm, con cái học giỏi, ngoan ngoãn, biết yêu kính ông bà, cha mẹ.

Sau 53 năm hạnh phúc bên nhau, bên con hiền cháu thảo, thầy cô đúc kết: “Hạnh phúc gia đình có được là nhờ có tình yêu chân thành keo sơn, tôn trọng lẫn nhau, biết nhường nhịn và hy sinh cho nhau”. Với cô: “Chồng luôn là người thầy, người anh, người yêu và người chung thủy suốt đời”, và với thầy: “Vợ là người tôi luôn yêu thương và ngưỡng mộ. Người luôn đem lại cho tôi cảm giác bình yên, ấm áp và hạnh phúc”.

Bích Vân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)