Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dán băng keo trong lên bài thi trắc nghiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã xảy ra nhiều vụ sai phạm, tiêu cực nghiêm trọng trong công tác chấm thi ở một số địa phương: Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…  Tại một số địa phương, dù kết quả thi của nhiều thí sinh có những bất thường khiến dư luận bức xúc nhưng việc thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn vì không tìm được bằng chứng sai phạm, đặc biệt với những bài thi trắc nghiệm (có thể do các bài thi gốc đã bị tẩy xóa, sửa chữa kết quả trước khi quét trên máy để lưu và niêm phong gửi về Bộ GD-ĐT). 

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 ngày 17-9 vừa qua, Bộ GD-ĐT và một số sở GD-ĐT đã đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn ngừa hạn chế tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia như chấm thi theo cụm, chấm chéo, rọc phách bài thi… Tuy nhiên, để ngăn ngừa tối đa việc can thiệp vào kết quả gốc trên bài thi trắc nghiệm, tôi nghĩ cần giải pháp triệt để hơn. Một giải pháp có thể áp dụng là dán băng keo trong lên bài thi. Cụ thể là Bộ GD-ĐT có thể đặt hàng một công ty sản xuất băng keo làm ra một loại băng keo trong có kích thước vừa bằng khổ tờ phiếu trả lời bài thi trắc nghiệm. Tấm băng keo này được phát cho thí sinh cùng với tờ phiếu trả lời trắc nghiệm. Khi thí sinh làm bài xong sẽ phải dán tấm băng keo này vào bài làm của mình trước khi nộp bài. Chất dính của băng keo được sản xuất ra phải đạt được 2 yêu cầu: Thứ nhất, trong suốt và không ảnh hưởng đến việc quét bài thi trắc nghiệm bằng máy. Thứ hai, không thể bóc dễ dàng khỏi giấy (khi bóc sẽ bị rách, để lại dấu vết…). Ngoài ra, tấm băng keo còn phải được thiết kế sao cho thí sinh có thể thao tác nhanh và dễ dàng (bóc và dán lên bài thi). Vậy nên trước tiên Bộ GD-ĐT phải đặt hàng một công ty nào đó sản xuất thử nghiệm tấm băng keo chuyên dụng đó với các yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể. Với kỹ thuật và công nghệ hiện nay thì việc sản xuất ra một tấm băng keo như vậy là không khó.

Tôi nghĩ nếu thực hiện được như vậy sẽ ngăn ngừa hữu hiệu việc can thiệp (tẩy xóa, sửa chữa… kết quả) trên bài thi gốc của thí sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra khi nghi ngờ có sai phạm tiêu cực. Biện pháp này nếu tổ chức triển khai thực hiện cũng không phức tạp và tốn kém (giá thành 1 tờ băng keo khi sản xuất đại trà sẽ không vượt quá 1.000 đồng).

Vì vậy rất mong Bộ GD-ĐT xem xét để có thể áp dụng ngay trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới. Tôi tin rằng với cách làm này kết hợp với những biện pháp thanh tra, kiểm tra nghiêm túc của Bộ GD-ĐT, chắc chắn sẽ hạn chế, giảm thiểu những sai phạm, tiêu cực trong các kỳ thi, đặc biệt sẽ ngăn ngừa hữu hiệu việc sửa chữa kết quả thi gốc của các bài thi trắc nghiệm trong tương lai.

Nguyn Th Dung
(Trưng CĐ Công thương TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)