Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Dân vận khéo giúp nâng cấp nhiều con hẻm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti TP.HCM có không ít con hm đã nh còn ngon ngoèo, gà, voi chng cht, mưa thì ngp gây rt nhiu phin toái cho ngưi dân. Tuy nhiên, “tc đt tc vàng”, vic m rng hm không phi chuyn d. Song, nh công tác dân vn khéo mà nhiu đa phương đã nhn đưc sng ng tích cc ca ngưi dân, qua đó “lt xác” nhiu con hm. Không ch có vy, nhiu va hè nhếch nhác cũng “thay da đi tht”…


Hm 483/1 (khu ph 2, P.An Lc, Q.Bình Tân) hin nay đã thông thoáng, sch đp hơn trưc

Nhng con hm ca dân và vì dân

Hơn 1 năm trước, mỗi khi combo “triều cường + mưa” xuất hiện là hẻm 95/20/5 Lê Tấn B (khu phố 2, P.An Lạc, Q.Bình Tân) lại biến thành sông. Nhưng nay thì đã là chuyện của quá khứ rồi, hẻm đã khang trang sạch đẹp và cao ráo. Ông Ngô Văn Hoàng – cư dân trong hẻm – cho biết: “Để có được kết quả này là nhờ sự đoàn kết, chung tay đóng góp của các hộ dân. Theo đó mọi người đóng góp được 50 triệu đồng để chỉnh trang, nâng cấp con hẻm. Bây giờ mưa và triều cường không thể làm khó mọi người nữa rồi; đã không còn cái cảnh bì bõm lội nước trong nhà..”.

Trước đó, công trình vận động nhân dân hiến đất làm đường Lê Tấn B lên đến hơn 2 tỷ đồng cũng được người dân đồng thuận ủng hộ. Với khẩu hiệu “Nhà nước kêu gọi – Nhân dân đồng hành”, các đảng viên, tổ dân phố cùng lãnh đạo, tổ tuyên truyền đã tích cực vận động nhân dân thực hiện. Cuối cùng tuyến đường đã được chỉnh trang, không còn lầy lội, hố voi, ổ gà cũng biến mất, không còn cảnh học sinh trượt ngã mỗi lúc ngập đường.

Bà Nguyễn Thị Tuyết – Bí thư Chi bộ khu phố 2 – chia sẻ: “Tấc đất tấc vàng nên không phải cứ vận động là người dân đồng thuận. Đơn cử hẻm 483/1 là đường bờ, bề ngang nhỏ, đi lại khó khăn, để mở rộng, mỗi hộ dân phải lùi vào  1-2m là rất khó vì như vậy chiều dài nhà đã ngắn lại ngắn hơn. Tuy nhiên, qua tuyên truyền vận động, thấy được người thụ hưởng là chính gia đình mình nên người dân đã ủng hộ. Sau hiến đất, bề ngang hẻm rộng gấp đôi. Không chỉ đi lại thuận lợi mà bà con cũng yên tâm về phòng cháy chữa cháy, vì tuyến hẻm cũng chính là nơi họp chợ, buôn bán”.

Theo bà Tuyết, để thực hiện hiệu quả, chi bộ, tổ dân phố, tổ tuyên truyền phải thực hiện quy chế dân chủ “dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra”. Ở cộng đồng dân cư, mời người dân trong tổ họp để xin ý kiến. Đồng thời, các đảng viên gương mẫu đi trước, từ đó người dân tin tưởng, hưởng ứng.

Đến nay, toàn Q.Bình Tân đã có 31 tuyến hẻm thực hiện theo mô hình “Nhà nước kêu gọi – Nhân dân đồng hành”. Nhờ vậy, Bình Tân cơ bản đã khắc phục được tình trạng nhiều tuyến hẻm xuống cấp, ngập úng ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường và đời sống nhân dân.

“Biến” va hè nhếch nhác thành đưng sách

Nửa năm đi vào hoạt động, Đường sách TP.Thủ Đức là điểm đến hấp dẫn, ấn tượng và an toàn cho bạn đọc ở nhiều độ tuổi khác nhau. Nhiều học sinh, sinh viên lui tới trải nghiệm không gian kinh doanh sách, Không gian văn hóa Hồ Chí Minh, không gian văn hóa đọc, không gian trò chơi trí tuệ và không gian cà phê – sách.

Chị Nguyễn Thu Dịu (P.Tăng Nhơn Phú B, TP.Thủ Đức) cho biết: “Từ ngày đường sách đi vào hoạt động, gia đình tôi thường đưa hai con đến mua sách, đọc sách mà không phải đi xa như trước đây. Đây còn là nơi vui chơi cho trẻ nhỏ vì không gian rộng rãi với nhiều cây xanh, nhiều trò chơi”.

Thường xuyên đưa con trai đến đường sách vào dịp cuối tuần, chị Nguyễn Thị Thủy (P.Long Trường. TP.Thủ Đức) thừa nhận, đường sách có ý nghĩa to lớn trong việc mang nơi đọc sách lý tưởng đến người dân. Thông qua các hoạt động của sách, nơi đây đang dần trở thành điểm sinh hoạt văn hóa, tạo thói quen đọc sách cho nhiều người…

Tháng 12-2023, Đường sách TP.Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động. Từ một vỉa hè trên đường Hồ Thị Tư (P.Hiệp Phú), sau thời gian nỗ lực xây dựng, nơi đây đã “thay da đổi thịt” thành đường sách. Đây được xem là một thiết chế văn hóa ngoài trời và được kỳ vọng sẽ làm mới gương mặt cảnh quan của địa phương.

Đồng hành cùng quá trình hình thành Đường sách TP.Thủ Đức, ông Lê Hoàng – Giám đốc Công ty Đường Sách TP.HCM – kỳ vọng đường sách sẽ trở thành địa điểm văn hóa gần gũi với người dân, nâng cao văn hóa đọc tại Thủ Đức.

Theo ông Nguyễn Kỳ Phùng – Phó Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, cốt lõi của hoạt động đường sách không chỉ là giới thiệu sách hay một chuỗi lễ hội sách đơn thuần mà còn là nỗ lực xây dựng thói quen đọc sách, nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về tầm quan trọng của sách và giá trị của kiến thức chúng ta nhận được từ sách.

“Khi gắn bó sách, văn hóa đọc với đời sống thường ngày, người dân đã góp phần vào công cuộc xây dựng, chấn hưng văn hóa, nâng cao dân trí cũng như góp phần xây dựng Thủ Đức thành đô thị đáng sống”, ông Phùng nhấn mạnh.

Nguyn Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)