Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đảng bộ Sở GD-ĐT TP.HCM: Thực hiện 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng

Tạp Chí Giáo Dục

Lễ kết nạp đảng viên mới tại chi bộ Báo Giáo Dục TP.HCM. Ảnh: T.S

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đi đến thống nhất là cần tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt 3 vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Ông Nguyễn Huỳnh Long – Phó bí thư Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết:
Nhữngnăm gần đây, Đảng ta đã hai lần ra nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng. Lần trước là Nghị quyết Trung ương (NQTW) 6(2)khóa VIII,tháng 2-1999. Nay Ban Chấp hành TW (khóa XI) tại Hội nghị lần thứ 4 tiếp tục ra NQ “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. NQ được toàn dân quan tâm và hoan nghênh, nhất là cán bộ, đảng viên.  Đảng ủy chúng tôi nhận thức NQTW 4 có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay, giúp cho Đảng ta ngày càng mạnh lên đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra. Bản thân tôi hết sức tâm đắc trước “phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XI (ngày 26-12-2011) của đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc rất khó, rất phức tạp. Vì nó liên quan đến xây dựng, tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Nếu chúng ta nhận thức hết ý nghĩa đó và quyết tâm thực hiện, tôi tin chắc NQTW 4 sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo nên chuyển biến thật sự. Đảng bộ Sở GD-ĐT đón nhận NQTW 4 với tinh thần quyết tâm cao để thực hiện thắng lợi.
PV: Vậy, Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM đã làm gì thưa ông?
Ông Nguyễn Huỳnh Long: Đảng ủy Sở GD-ĐT TP.HCM xây dựng các giải pháp để tổ chức thực hiện như sau:
Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt chi bộ trên cơ sở điều lệ Đảng, thực hiện nguyên tắc phê bình, tự phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là bí thư chi bộ, cấp ủy viên phải xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong tham gia xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Để chi bộ bàn được những vấn đề thiết thực, chi ủy phải họp, chuẩn bị những nội dung cụ thể trước khi họp chi bộ. Muốn làm được điều này, các chi ủy viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ các văn bản, tài liệu về công tác Đảng, nhất là lựa chọn vấn đề mà nhiều đảng viên và nhân dân quan tâm. Chi ủy, chi bộ phải chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc của đảng viên thông qua gặp gỡ, tiếp xúc, trò chuyện để đảng viên hiểu, chia sẻ. Đồng thời, giao việc cụ thể cho đảng viên, để đảng viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình, đặc biệt bí thư chi bộ cần có tác phong cởi mở, chân thành, dân chủ nhưng quyết đoán.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các chi bộ, cơ sở Đảng phải xác định việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Đảng ủy Sở GD-ĐT TP đã xây dựng Sổ tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tấm gương và phong cách Bác Hồ cho tất cả đảng viên, cán bộ, nhân viên trong ngành. Trong đó có đưa tiêu chí nghề nghiệp gắn với trách nhiệm của mỗi người và định kỳ 6 tháng sơ kết việc làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Gắn kết việc học tập làm theo tấm gương của Bác với phân tích đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên cuối năm… Bí thư, cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trường học phải là hạt nhân đi đầu, phải thể hiện sự gương mẫu trong mọi công việc. 
Song song đó, các cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành. Chúng tôi xác định đây là công tác đối với con người, tác động trực tiếp đến con người trên lĩnh vực tình cảm, tư tưởng nếu chúng ta làm tốt sẽ xác lập ở họ bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, tuân thủ pháp luật, giác ngộ lí tưởng và lòng hăng say với nhiệm vụ được phân công, nhưChủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Công việc thành hay bại một phần lớn là do nơi tư tưởng”.
Để  Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, không thể bỏ qua công tác kiểm tra, giám sát. Đảng ủy Sở GD-ĐT TP đã thực hiện công tác này như thế nào, thưa ông?
Trong giai đoạn cách mạng mới, trước những yêu cầu đặt ra từ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm không ngừng kiện toàn và nâng cao sức lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, đấu tranh thắng lợi trước các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên mặt trận chính trị tư tưởng, đòi hỏi mỗi tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ đảng viên phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.
Đảng ủy chủ trương gắn kiểm tra, giám sát với việc phê bình và tự phê bình nhằm xây dựng ý thức tự giác, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống cho mỗi cán bộ, đảng viên, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu; nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Nói cụ thể hơn là gắn “xây” với “chống”, “xây” là chính, “chống” là cần thiết.
Trong thời gian qua Đảng bộ sở đã xây dựng kế hoạch và kịp thời tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên trực thuộc Quy định số 47-QĐ ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành TW và hướng dẫn thi hành điều lệ Đảng khóa XI, yêu cầu các cấp ủy, chi bộ đẩy mạnh việc tự kiểm tra, giám sát, tự phát hiện những sai phạm của đảng viên chứ không chỉ  dựa vào sự phát hiện của quần chúng, của các tổ chức, hoặc do cơ quan ngôn luận báo chí cung cấp, phải ngăn chặn kịp thời, không để lây lan.
Xin cám ơn ông!
Hòa Triều (thực hiện)
3 vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay là: (1) Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng; (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là TW, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; (3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu các cấp của cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một trong những khâu quan trọng nhất.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)