Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đăng ký dự thi trực tuyến giúp tiết kiệm chi phí

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2022, vic B GD-ĐT trin khai đăng ký d thi tt nghip THPT trc tuyến cho gn 1 triu thí sinh (đt 93,1%) có th nói đã tiết kim đưc rt nhiu chi phí cho ngưi dân.


Năm nay, thí sinh th
c hin đăng ký d thi tt nghip THPT ln đăng ký xét ĐH, CĐ (sư phm) theo hình thc trc tuyến

Thông tin trên được nêu ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06) diễn ra mới đây.

To nn tng cho trên 900 ngàn thí sinh

Năm 2022, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT triển khai thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH, CĐ (sư phạm) bằng hình thức trực tuyến. Cũng khác với mọi năm, việc đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển năm nay cũng được thực hiện tách biệt, độc lập. Ở đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022, cả nước có gần 1 triệu thí sinh đăng ký. Việc đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ (sư phạm) diễn ra từ ngày 22-7 và sẽ kết thúc sau 3 ngày tới (20-8). Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, sau hơn 2 tuần đầu, trên 50% thí sinh – tương ứng với khoảng 450.000 thí sinh, cùng 2 triệu nguyện vọng đã được đăng ký xét tuyển ở tất cả các phương thức.

Báo cáo tham luận của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn trình bày tại hội nghị nói trên nêu rõ: Trong Đề án 06, ngành giáo dục có hai nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: Kết nối dữ liệu cơ bản hoàn thành (đạt khoảng 80%); hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống đăng ký dự thi cùng với xét tuyển trực tuyến đối với thí sinh lớp 12. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho học sinh và phụ huynh, Bộ GD-ĐT đã triển khai nâng cấp và mở rộng nền tảng đăng ký xét tuyển cũng như xử lý nguyện vọng trực tuyến cho trên 900 ngàn thí sinh có nguyện vọng vào ĐH, CĐ. Nền tảng này có trên 900 ngàn thí sinh tương tác, trên 300 trường ĐH, CĐ tham gia với 20 phương thức xét tuyển khác nhau; trên 400 ngàn lượt mã ngành. Thông thường, trung bình 1 thí sinh đăng ký khoảng 4 nguyện vọng thì hệ thống đảm nhiệm xử lý gần 4 triệu nguyện vọng. Do đó, hệ thống đăng ký xét tuyển phải xử lý làm sao đảm bảo công bằng, quyền lợi cao nhất cho thí sinh; loại bỏ được lượng thí sinh ảo tại các trường. Ngoài ra, hệ thống có nhiệm vụ kết nối dữ liệu học tập của học sinh ở phổ thông, dữ liệu học bạ cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT để phục vụ xét tuyển. Cùng với đó là nhiệm vụ thanh toán lệ phí trực tuyến bằng các phương thức khác nhau, trên các nền tảng khác nhau. Cho đến nay, toàn bộ hệ thống phần mềm đã hoàn thành. Hệ thống hạ tầng công nghệ cũng đã được nâng cấp. Theo thống kê, trên 93% thí sinh đã đăng ký trực tuyến. Hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả trên Cổng thông tin dịch vụ công của Bộ GD-ĐT và Cổng dịch vụ công quốc gia. Có thời điểm cao nhất khoảng 140.000 truy nhập, hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động bình thường.

Nn tng đăng ký xét tuyn cũng như x lý nguyn vng trc tuyến có trên 900 ngàn thí sinh tương tác, trên 300 trưng ĐH, CĐ tham gia vi 20 phương thc xét tuyn khác nhau; hơn 400 ngàn lưt mã ngành.

Bên cạnh đó, dữ liệu từ phổ thông lên ĐH đã được kết nối liên thông, kết quả nhất quán theo mã định danh điện tử ở tất cả các cấp học. Cơ sở dữ liệu về điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ và các dữ liệu khác đã sẵn sàng để phục vụ cho các trường xét tuyển. Phần mềm cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nền tảng thanh toán lệ phí sơ tuyển qua 15 kênh khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh xét tuyển bằng các phương thức khác nhau ở những vùng khác nhau.

Tng bưc nâng cao năng lc s

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, với nền tảng đăng ký trực tuyến, bên cạnh thuận tiện, giảm công sức và chi phí, giảm sai sót, còn giúp thay đổi nhận thức và từng bước nâng cao năng lực số cho học sinh, giáo viên.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng nhìn nhận, quá trình xây dựng hệ thống không tránh khỏi những khó khăn, số lượng thí sinh lớn, hàng triệu thí sinh có thể truy cập cùng một lúc trong thời gian ngắn; yêu cầu về đảm bảo sự thuận tiện, độ chính xác, tin cậy, không để xảy ra sai sót… là rất cao. Thời gian thực hiện triển khai nhiệm vụ này rất ngắn, chỉ có 4 tháng từ tháng 1 đến tháng 5 phải đưa vào sử dụng. Ngoài ra còn có những khó khăn khác như tâm lý sợ rủi ro, khả năng tiếp cận internet không đồng đều giữa các địa phương, hình thức thanh toán trực tuyến và việc kết nối cơ sở dữ liệu dân cư đều mới mẻ… Ngoài ra, việc triển khai đề án cũng có nhiều thuận lợi, đó là sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ; sự phối hợp hiệu quả, hỗ trợ chặt chẽ từ các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công an, giúp việc kết nối dữ liệu cũng như rà soát hệ thống bảo mật, an toàn…

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)