Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sao cho phù hợp

Tạp Chí Giáo Dục

T ngày 10-7 đến 30-7-2023 thí sinh cc đăng ký nguyn vng xét tuyn đi hc trên cng thông tin chung ca B GD-ĐT, không ít thí sinh còn lúng túng trong vic la chn nguyn vng làm sao cho phù hp, sau đây là nhng chia s t ThS. Phm Doãn Nguyên – Chuyên gia đào to k năng mm v nhng “bí kíp” giúp các bn s dng kết qu xét tuyn sm và đim thi tt nghip THPT đ sp xếp nguyn vng xét tuyn thông minh.


ThS. Phm Doãn Nguyên tư vn hưng nghip và k năng cho hc sinh

Nguyên tc vàng trưc khi đăng ký nguyn vng xét tuyn

Trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển, điều quan trọng nhất là thí sinh phải định vị được bản thân xem mục tiêu là gì? Muốn trở thành ai? Muốn làm nghề gì? Đồng thời xác định năng lực, sở trường, sự đam mê thích hợp với ngành nghề, công việc cụ thể nào để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nguyện vọng đăng ký.

Ngoài việc khám phá bản thân về năng lực, sở trường, đam mê, thí sinh cũng cần tìm hiểu kỹ về những yêu cầu cần thiết của ngành nghề, mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những yêu cầu nhất định, các bạn có thể tìm hiểu ngành nghề trên các kênh truyền thông uy tín, tham chiếu từ các chuyên gia, từ những người đang trực tiếp làm trong lĩnh vực ngành nghề đó để biết về “hào quang” và “khoảng lặng” của nghề.

Định vị bản thân đúng và tìm hiểu kỹ về ngành nghề trước khi lựa chọn đăng ký nguyện vọng xét tuyển sẽ giúp các bạn chọn được bậc học, ngành học phù hợp bởi vì học xong một ngành có thể làm nhiều nghề và không có ngành nghề nào “hot” chỉ có con người “hot” trong ngành nghề đó mà thôi.

Tìm hiu k v trưng đi hc s đăng ký xét tuyn

Thường thì các bạn thí sinh căn cứ vào mức điểm của mình để xét tuyển vào trường đại học nào đó mà quên đi việc tìm hiểu kỹ về các trường. Mỗi trường đại học sẽ có định hướng đào tạo và môi trường hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu, triết lý, có trường đào tạo thiên về học thuật nghiên cứu, có trường đào tạo thiên về ứng dụng, có trường gắn kết nghiên cứu và ứng dụng, có trường mạnh về hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, có trường mạnh về hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội, và cũng có trường mạnh về các hoạt động quốc tế… Vì vậy, để không phải “hối hận” khi chọn đăng ký nguyện vọng, các bạn thí sinh nên tìm hiểu kỹ về học phí, về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, hoạt động học thuật, hoạt động quốc tế, hoạt động gắn kết doanh nghiệp, hoạt động giới thiệu nơi thực tập, việc làm, các dịch vụ được hưởng thụ, vị trí địa lý của trường, ký túc xá, nhà trọ… Trường học là nền tảng quyết định giá trị hành nghề và thành công của sinh viên, vì vậy sự cẩn trọng tìm hiểu kỹ về các trường sẽ giúp thí sinh không rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi đã vào học.

Sử dụng điểm để xét tuyển hiệu quả

Chúng ta đều biết điểm số sẽ quyết định trúng tuyển vào ngành học và trường học, vì vậy thí sinh cần bình tĩnh cân nhắc mức điểm “sẽ trúng tuyển” của các trường để đối sánh với mức điểm của mình để từ đó đưa quyết định điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, tránh trường hợp điểm cao nhưng “rớt đau”.

Nên hiểu rõ điểm nhận hồ sơ xét tuyển khác với điểm chuẩn trúng tuyển, vì vậy các bạn thí sinh phải tìm hiểu kỹ điểm chuẩn trúng tuyển của các trường đại học trong những năm trước để cân nhắc, nếu điểm năm nay bằng hoặc cao hơn khoảng 1-2 điểm so với năm trước thì điểm đó sẽ tiệm cận đến phạm vi an toàn hơn, đừng bao giờ vội vàng để rơi vào “bẫy” điểm xét tuyển.

Sử dụng các phương thức xét tuyển và sắp xếp nguyện vọng thông minh

Hiện nay, các trường đại học sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh như xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển dựa vào học bạ THPT, xét tuyển dựa vào điểm kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển riêng, xét tuyển thẳng… khi đăng ký xét tuyển trên cổng thông tin chung của Bộ GD-ĐT thí sinh chỉ cần đăng ký khoảng 4 đến 8 nguyện vọng là vừa, nên căn cứ vào năng lực phù hợp với ngành nghề, sự yêu thích của bản thân, điểm dùng xét tuyển để sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên giảm dần, ngành nghề nào trường nào yêu thích nhất sẽ để ở vị trí nguyện vọng cao hơn. Đặc biệt, trường hợp sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển, thí sinh phải sắp xếp thứ tự nguyện vọng trước nguyện vọng xét tuyển sớm đã có kết quả trúng tuyển có điều kiện.

Thí sinh có thể đăng ký đồng thời nhiều phương thức, nhiều nguyện vọng, nhưng chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất. Tuy nhiên, dù thí sinh có thể chọn bất cứ phương thức nào xét tuyển nhưng cần bình tĩnh, cân nhắc, tìm hiểu kỹ về điểm sàn, điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường trong 3 năm gần nhất để tăng cơ hội trúng tuyển của mình vì chắc chắn các phương thức xét tuyển khác nhau nhưng không có bất cứ sự phân biệt nào khi học.

Cụ thể, tại Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) sử dụng đồng thời 4 phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM, theo học bạ điểm trung bình 3 học kỳ (HK1+HK2 lớp 11 + HK1 lớp 12), theo học bạ điểm tổ hợp 3 môn năm lớp 12, các phương thức xét tuyển trên là độc lập nhưng khi nhập học sinh viên không có bất cứ sự khác biệt nào, tất cả sinh viên đều học chung với nhau, chương trình đào tạo như nhau, hưởng thụ các dịch vụ giống nhau, giá trị bằng cấp như nhau, được tham gia các chương trình giao lưu sinh viên quốc tế, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp tại các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, có cơ hội chọn học các chương trình học kỳ quốc tế, chương trình liên kết quốc tế 2+2, 3+1, được ưu tiên giới thiệu nơi thực tập và giới thiệu việc làm cho 100% sinh viên của trường… Tất cả tân sinh viên đều có cơ hội nhận học bổng tuyển sinh không giới hạn giá trị 25%, 30%, 40%, 50% và 100% học phí, được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào và tham gia lớp tiếng Anh dự bị miễn phí, nhận ưu đãi miễn phí 3 triệu đồng dành cho 1.000 tân sinh viên hoàn thành thủ tục nhập học sớm nhất.

ThS. Phm Doãn Nguyên
(Chuyên gia đào to k năng mm)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)