Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đặng Quý Khoa – Họa sĩ của đam mê và nghị lực!

Tạp Chí Giáo Dục

Không ch là mt ha sĩ tài năng ca Vit Nam, PGS. Đặng Quý Khoa còn là ngưi thy mu mc ca nhiu thế h hc trò Trưng ĐH M thut Vit Nam, ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dng… B sưu tp hàng trăm bc tranh la và màu nưc ch đ “Đặng Quý Khoa – Ha sĩ ca đam mê và ngh lc” đang đưc trưng bày t nay đến 15-10 ti The World ArtSpace, Tho Đin, TP.Th Đc đã phn ánh rt rõ s nghip và tài năng ca ông.


PGS – ha sĩ Đng Quý Khoa

Ngưi thy ca nhiu thế h hc trò

PGS – họa sĩ Đặng Quý Khoa sinh năm 1936 trong một dòng họ khoa bảng, hiếu học tại Cự Đình, Hưng Yên. Yêu văn chương, nhạc họa và nghiên cứu triết học đã mang đến cho ông những tri thức sâu sắc trong sáng tác, nghiên cứu và giảng dạy.

Tốt nghiệp chuyên khoa Sơn dầu, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam khóa I 1957-1962 (tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương) họa sĩ Đặng Quý Khoa là bạn đồng môn với các họa sĩ thành danh như Vũ Giáng Hương, Phạm Công Thành, Nguyễn Trọng Cát, Ngọc Thọ…

TS. Đặng Thị Phong Lan (con gái họa sĩ Đặng Quý Khoa) – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết: “Sự nghiệp của bố tôi gắn bó với sáng tác và giảng dạy mỹ thuật. Trong sáng tác ông thể hiện sự đam mê, không ngừng tìm tòi, sáng tạo trên nhiều chất liệu từ sơn dầu, lụa, sơn mài đến sơn khắc, giấy dó… Bố tôi đã đi thực tế khắp mọi miền đất nước, từ nông thôn, đồng bằng đến miền biển, vùng núi và có nhiều sáng tác về phong cảnh, con người nơi đây. Các tác phẩm của ông thể hiện tâm hồn, tình cảm của một họa sĩ nhân hậu, giàu cảm xúc, hết mình cho sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật. Bố tôi đã nhận được nhiều giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt Nam, có tranh lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng như trong bộ sưu tập tranh của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…”.  Trong tranh sinh hoạt, họa sĩ đưa người xem trở về với đời sống, lễ hội đặc trưng của từng vùng miền hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc. Nơi thành thị là cảnh sinh hoạt gia đình, đi chợ Tết, hát xẩm trên phố cổ Hà Nội, đi lễ chùa, rước đèn Trung thu… Ở nông thôn Bắc bộ là sinh hoạt đầm ấm của những ông bà già vui đùa cùng con cháu hay trong công việc thường ngày như đan giỏ, vá lưới, buông câu, hút điếu cày… Ngoài tranh sinh hoạt của người dân Tây Nguyên như cưỡi voi, uống rượu thì ở thể loại tranh sinh hoạt lịch sử, họa sĩ Đặng Quý Khoa khá thành công với những chủ đề như: Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long, Hồ Xuân Hương, Mỵ Châu – Trọng Thủy, Vua Hùng, Sự tích bánh chưng – bánh dầy… Trong thể loại tranh này, họa sĩ khai thác nét đẹp cổ kính của kiến trúc kinh thành Thăng Long cùng những mô típ hoa văn truyền thống như tiên, rồng, phượng, trang phục dân tộc, đồ thờ, đồ rước như trống, kiệu, cờ quạt, võng lọng như tác phẩm: Quang Trung, chén rượu đầu xuân, Vinh quy, Lớp học thầy đồ…


Quyn sách mi nht ca PGS – ha sĩ Đng Quý Khoa

Bên cạnh sáng tác, họa sĩ Đặng Quý Khoa còn được biết đến là một PGS, họa sĩ, nhà giáo hết lòng vì đồng nghiệp, vì các thế hệ sinh viên ở Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng… Họa sĩ đã đóng góp nhiều công sức xây dựng nhà trường, đào tạo các thế hệ sinh viên tiếp tục sự nghiệp sáng tạo và giảng dạy mỹ thuật. Nhiều sinh viên của ông nay đã đảm nhiệm những cương vị lãnh đạo nhà trường của các trường mỹ thuật trong cả nước, nhiều người trở thành những họa sĩ tên tuổi trong giới mỹ thuật, được phong các danh hiệu PGS, GS, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Cách dạy của họa sĩ là truyền đến sinh viên sự nhiệt huyết, say mê, cảm hứng trong sáng tác, nghiên cứu mỹ thuật.

Gii hi ha nhn đnh, PGS – ha sĩ Đng Quý Khoa là ngưi ham nghiên cu t hoàn thin mình, đc nhiu, hiu rng các nn văn hóa, nht là triết hc phương Đông, tinh thông kiến thc v lch s m thut, yêu ngh thut và thơ ca. Đm nhn chc v Trưng khoa Lý lun và Lch s M thut, ging dy các hc phn v lý thuyết nhưng nim đam mê ca ông vn là v tranh, không ngng sáng to và đu đn trưng bày trin lãm cá nhân gây bt ng, thích thú cho ngưi xem.

Quá trình giảng dạy, nghiên cứu, sáng tác đã tạo cho họa sĩ Đặng Quý Khoa nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp, sự vững vàng về kỹ thuật, chất liệu, tạo hình thể hiện trong sáng tác. Những kiến thức đó đã được ông đúc kết thành những bài giảng về mỹ thuật học, in trong cuốn “Giáo trình Bố cục” của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, một cuốn sách quý cho các thế hệ sinh viên, giảng viên học tập nghiên cứu hiện nay.

Bên cạnh giảng dạy, vẽ tranh, họa sĩ Đặng Quý Khoa còn đam mê văn chương và sáng tác nhiều bài thơ thể hiện những suy tư, cảm xúc, chiêm nghiệm về cuộc sống.

Công việc dồn dập vừa sáng tác vừa giảng dạy, đưa sinh viên đi thực tập, hướng dẫn nghiên cứu sinh, chuẩn bị cho triển lãm cá nhân, năm 2014, họa sĩ Đặng Quý Khoa bị tai biến, sức khỏe suy yếu, tay phải không còn đủ lực để vẽ những nét tinh tế trên tranh, việc sáng tác giảm đi và cũng là lúc ông cho phép mình tạm nghỉ ngơi. Với sự kiên trì luyện tập, cùng ý chí vượt qua bệnh tật cho đến nay khi đã 86 tuổi, sức khỏe có suy giảm nhưng tình yêu với nghệ thuật không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn của họa sĩ Đặng Quý Khoa.

Trin lãm ca nhng ân tình

Bộ sưu tập hàng trăm bức tranh lụa và màu nước chủ đề “Đặng Quý Khoa – Họa sĩ của đam mê và nghị lực” được các nhà sưu tập thuộc “The World ArtSpace” cất công từ Sài Gòn ra Hà Nội sưu tập từ nhiều năm qua thu hút sự quan tâm của người yêu thích hội họa. Đây là lần đầu các tác phẩm của họa sĩ lão thành gốc Hà Nội được giới thiệu tại TP.HCM.


Tranh làng quê  nông thôn Bc b

Triển lãm cũng giới thiệu quyển sách chọn lọc 160 tác phẩm của họa sĩ Đặng Quý Khoa do NXB Mỹ thuật phát hành, được trình bày theo nhiều mảng đề tài phong phú, giúp người đọc khám phá hành trình sáng tạo bền bỉ của họa sĩ.

Bà Đặng Thị Bích Ngân, Giám đốc NXB Mỹ thuật cho biết: “Thầy Khoa vừa giảng dạy vừa không ngừng vẽ suốt cả đời, nhưng lại rất khiêm nhường nên còn ít được biết đến. Là học trò cũ, tôi rất xúc động khi có dịp chia sẻ tác phẩm của thầy mình đến đông đảo công chúng”.

Trn Nam

Bình luận (0)