Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đánh giá bằng trắc nghiệm với môn ngữ văn

Tạp Chí Giáo Dục

Nhân B GD-ĐT công b cu trúc, đnh dng đ thi tt nghip THPT t năm 2025, trong đó môn ng văn ch làm bài vi hình thc t lun, mt s ngưi có ý kiến phàn nàn v vic kim tra trc nghim vi môn hc này; thm chí hiu sai v hình thc trc nghim, nêu lên nhiu ý kiến không đúng, thm chí có ý bài bác cách hi trc nghim trong môn ng văn…


Theo tác gi, hình thc câu hi trc nghim khách quan vi môn ng văn rt cn và có tác dng tt nếu giáo viên biết vn dng (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Những ý kiến và nhận thức kiểu đó là thiếu hiểu biết, thiếu thông tin và không có cơ sở. Theo đó, với môn ngữ văn, đánh giá năng lực viết và đọc hiểu là hai yêu cầu quan trọng và phù hợp với thực tế Việt Nam. Năng lực viết đương nhiên phải thông qua yêu cầu viết các kiểu văn bản. Còn năng lực đọc hiểu, hoàn toàn có thể thông qua câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận, phù hợp với quy định của chương trình môn ngữ văn 2018. Mỗi hình thức có ý nghĩa và vai trò riêng, đều có tác dụng tốt, rất hiệu quả trong việc đánh giá nếu vận dụng đúng và xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập có chất lượng. Trắc nghiệm khách quan bảo đảm được phạm vi kiểm tra có độ phủ rộng, khách quan, công bằng, nhanh gọn, dễ chấm, thuận tiện trong việc xử lý kết quả… Tuy nhiên, biên soạn được các câu hỏi trắc nghiệm cho đúng, cho hay và có chất lượng cao… với môn ngữ văn là rất khó. Chính vì khó nên nhiều người, nhiều bộ sách, nhiều kỳ thi né tránh. Nói cách khác không làm được trắc nghiệm tốt nên mới phải chịu… Nhưng không làm được do năng lực yếu kém, rồi từ đó đổ lỗi cho trắc nghiệm; hoặc nhân một số câu hỏi trắc nghiệm yếu kém của một bài kiểm tra nào đó rồi lên tiếng bài bác và nêu ý kiến sai về trắc nghiệm lại không đúng.

Với môn ngữ văn, lâu nay trên thế giới khi đánh giá năng lực đọc hiểu, người ta dùng trắc nghiệm khách quan rất nhiều. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) là một ví dụ. Ở Việt Nam, một số kỳ thi lớn chưa đánh giá bằng trắc nghiệm chẳng qua là do mục tiêu, tính chất và trình độ thiết kế câu hỏi trắc nghiệm còn hạn chế chứ không phải là bản thân hình thức câu hỏi trắc nghiệm kém, không phù hợp… Chẳng hạn, thi tốt nghiệp THPT, nếu kết hợp trắc nghiệm đọc hiểu và viết trong một bài thi thì rất khó xử lý chấm những câu trắc nghiệm bằng máy như các môn chỉ đánh giá bằng trắc nghiệm. Nghĩa là nếu chỉ kiểm tra đọc hiểu thì hoàn toàn có thể dùng trắc nghiệm. Thực tế nhiều năm qua cũng cho thấy, các kỳ thi lớn của một số trường ĐH tốp đầu như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội; các trường ĐH tự chủ tuyển sinh, kỳ thi dự tuyển học bổng các trường ĐH quốc tế… vẫn dùng hình thức trắc nghiệm. Trên các phương tiện truyền thông, rất nhiều chương trình (Đường lên đỉnh Olympia, Ai là triệu phú….) sử dụng hình thức câu hỏi trắc nghiệm đối với năng lực ngữ văn… Có thể nói, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm là một hình thức đánh giá có nhiều ưu điểm; rất phù hợp với kiểm tra kết quả đọc hiểu văn bản trong môn ngữ văn. Một hình thức như thế thì tại sao lại không sử dụng? Chúng tôi cho rằng, trong việc đánh giá thường xuyên, kiểm tra nhanh, cũng như định kỳ, kể cả thi cuối năm, cuối cấp, vẫn có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan với một tỷ lệ điểm phù hợp (nếu không phải chấm các câu trắc nghiệm này bằng máy). Trong dạy học có thể sử dụng trắc nghiệm để khởi động, kiểm tra bài cũ hoặc dùng để ra bài tập củng cố bài học… Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là cần xây dựng được bộ câu hỏi trắc nghiệm cho đúng, cho hay, phù hợp và có chất lượng. Để đạt được yêu cầu tiên quyết ấy rất cần sự nỗ lực và tính cẩn thận của người ra đề.

Trong chương trình ngữ văn 2018, phần hướng dẫn hình thức đánh giá có ghi rõ: “Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu văn bản đã học trong chương trình”. Đây chính là cơ sở pháp lý, giáo viên có thể dựa vào đó để thiết kế, biên soạn đề kiểm tra, thi nhằm đánh giá năng lực của học sinh trong môn ngữ văn. Việc còn lại chỉ là làm sao để biên soạn câu hỏi trắc nghiệm cho đúng, hay và phù hợp với mỗi kỳ thi mà thôi. Khi đã được nghiên cứu và vận dụng trong phạm vi rộng ở nhiều quốc gia; không có hình thức đánh giá nào kém cả; chỉ có người đánh giá kém khi không hiểu đúng, không làm đúng, và không vận dụng một cách phù hợp… Hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan với môn ngữ văn vẫn rất cần và có tác dụng tốt nếu giáo viên có năng lực và biết vận dụng…

PGS.TS Đ Ngc Thng

Bình luận (0)