Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Đánh mất cơ hội trúng tuyển vì… ngộ nhận

Tạp Chí Giáo Dục

Hiu bn thân chưa đ, đ chn đưc đúng ngành hc, trưng hc, các em hc sinh còn phi hiu đúng v ngành, v trưng. Chính nhng ng nhn v ngành hc, trưng hc là mt trong nhng nguyên nhân khiến hc sinh chn sai ngành, sai trưng…


Chuyên gia gii đáp các thc mc ca hc sinh lp 12 Trưng THPT Đào Sơn Tây

Đây là một trong những lưu ý được các chuyên gia tư vấn nhấn mạnh đến học sinh lớp 12 trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” lần thứ 13 năm 2021 tổ chức mới đây tại một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM như Đào Sơn Tây, Lương Thế Vinh, Gò Vấp… Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với Bộ GD-ĐT, ĐH Quốc gia TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của nhiều trường ĐH, CĐ.

Đánh mt cơ hi vì lm tưng v ngành hc, trưng hc

Chia sẻ về những trường hợp đáng tiếc xảy ra trong các mùa tuyển sinh trước, ThS. Đặng Hữu Khanh (đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) bùi ngùi nói: Nhiều học sinh vẫn còn nhầm tưởng về cái tên của trường, còn tập trung chú ý quá nhiều vào chữ “sư phạm”, nghĩ rằng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật chỉ đào tạo ngành sư phạm. Trong khi đó, năm 2020 vừa qua, tổng chỉ tiêu toàn trường dành cho khối sư phạm chỉ có 20 sinh viên, còn lại là dành cho các khối ngành khác. Mặc dù mang tên là Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật song nhà trường đào tạo đa dạng ngành nghề, bao gồm kinh tế, ô tô, kiến trúc, thiết kế thời trang, hóa thực phẩm, logistics… “Đây chỉ là một trong những ví dụ về thực trạng lầm tưởng với ngành học, trường học của học sinh. Chính sự lầm tưởng này đã vô tình đẩy các em đi xa ngành học, trường học mà mình yêu thích, vô tình khiến các em đánh mất cơ hội học tập của mình”, ThS. Khanh chỉ rõ.

Đồng quan điểm, ThS. Tạ Xuân Vĩnh (Trưởng bộ phận tuyển sinh, Trường ĐH Văn Hiến) cho hay, một bộ phận học sinh khi chọn ngành học, trường học vẫn còn dựa vào cảm tính, chọn theo quan điểm nhìn nhận về ngành, về nghề, về trường nên dẫn đến chọn sai ngành, sai nghề, bỏ lỡ mất trải nghiệm học tập ở các ngành học hấp dẫn… “Khi đi tư vấn tuyển sinh, nhiều em đặt câu hỏi với tôi rằng học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra trường có phải làm công việc như chạy Grap, chạy Gojek không. Do quan điểm về ngành như thế này nên nhiều em đã không mạnh dạn chọn để theo đuổi ngành học mới với những cơ hội việc làm mới”, ThS. Vĩnh cho biết.

Theo ThS. Vĩnh, để có thể chọn được đúng ngành học, đúng trường học thì hiểu bản thân mình thích gì, muốn gì, có khả năng gì, hiểu năng lực học tập của mình ở đâu vẫn là chưa đủ. Các em học sinh cần phải có một nhìn nhận tổng thể, bao quát về ngành, về trường. Muốn như vậy, các em phải dành thời gian đầu tư, tìm hiểu thật kỹ về ngành học, đừng chọn ngành theo cảm tính…

Cơ hi vic làm trong các ngành ngh là như nhau

Trước quan điểm chọn ngành nghề theo xu hướng việc làm của một số học sinh lớp 12, ThS. Trịnh Hoàng Sơn (đại diện Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM) nhấn mạnh, các em đừng băn khoăn quá về việc học ngành nào, ở trường nào để tìm được việc làm. Cũng đừng nên quá lo lắng rằng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, học ngành nào sẽ bị thất nghiệp, học ngành nào dễ có việc làm. “Năng lực là do chính bản thân các em khẳng định qua sự rèn luyện, nỗ lực. Dù học ngành nào, học ở trường ĐH nào thì năng lực cũng cần phải có sự “tôi luyện”. Công việc cũng vậy, do chính cách các em thể hiện với xã hội. “Đất diễn” về cơ hội việc làm ở tất cả các ngành nghề đều rộng mở như nhau, quan trọng là năng lực, thái độ và sự dịch chuyển của chính bản thân các em để thích nghi với những đòi hỏi của việc làm là như thế nào”, ThS. Sơn khẳng định.


H
c sinh lp 12 Trưng THPT Lương Thế Vinh đang đưc chuyên gia tư vn v ngành ngh

LUÔN CHUN B PHƯƠNG ÁN D PHÒNG Đ CÓ S T TIN NHT

Theo chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo, việc chọn ngành học, trường học tuyệt đối không được nghe theo “lời đồn” mà cần phải nghiên cứu kỹ càng để chuẩn bị hành trang tốt nhất. Để có sự tự tin bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, bên cạnh việc học tập khoa học, giữ gìn sức khỏe, ăn uống hợp lý thì người học cần phải có sự chuẩn bị phương án dự phòng. “Sự may mắn thường ít khi đến nếu không có sự nỗ lực. Do đó, các em hãy xác định được con đường mình đi và nỗ lực hết mình, đừng bao giờ đi trên con đường của người khác”, bà Thảo khuyên.

Cũng trong câu chuyện lo sợ của học sinh “học ngành a, ngành b, ngành c… ra trường không có việc làm”, đại diện Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo không phải “ngẫu hứng” mà được xây dựng dựa trên nhu cầu nhân lực, lao động của ngành đó trong khoảng thời gian từ 3-4 năm tới. Vì vậy, người học không nên quá lo lắng về câu chuyện thất nghiệp khi mới chỉ bắt đầu chọn ngành học, trường học. Điều quan trọng hơn cả là các em hãy xác định được ngành học, trường học phù hợp và cố gắng tích lũy vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong 4 năm học trên giảng đường ĐH, để làm sao có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu làm tốt điều này, không những các em có việc làm mà thậm chí doanh nghiệp còn “trải thảm đỏ” để mời các em về doanh nghiệp làm.

Trả lời câu hỏi của một số học sinh: “Làm thế nào để có thể chọn được ngành học phù hợp và tăng khả năng trúng tuyển vào các ngành học yêu thích?”, TS. Dương Thị Hồng Hiếu (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhấn mạnh, các em hãy quan tâm đến thế mạnh của bản thân mình để lựa chọn ngành học phù hợp. Mạnh dạn chọn đúng ngành, đúng trường yêu thích để đặt làm nguyện vọng 1, các nguyện vọng tiếp theo vẫn nên là ngành học yêu thích ở các trường khác đang đào tạo. “Học sinh nên tham khảo thêm các phương thức xét tuyển khác ở mỗi trường ĐH, cùng lúc đăng ký nhiều phương thức xét tuyển để tăng thêm cơ hội trúng tuyển. Khi quan tâm vào trường nào, các em cần phải theo dõi thường xuyên trên website của trường để cập nhật kịp thời những điều chỉnh của trường”, TS. Hiếu chia sẻ.

Bài, ảnh: Đoàn Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)