Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Danh nhân Phan Châu Trinh – Cuộc đời và dấu ấn

Tạp Chí Giáo Dục

Chương trình này vừa được CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ phối hợp với Khoa Du Lịch của Trường Đại học Hoa Sen tổ chức tại Đường sách TP.HCM nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà yêu nước Phan Châu Trinh.


Trích đoạn “Trưng Vương Bình Ngũ Lãnh” trong chương trình

Tại đây, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam Bộ) đã chia sẻ với đông đảo sinh viên và khán giả về tinh thần yêu nước, thương dân; tư tưởng “Chi bằng học” của cụ Phan Châu Trinh. Những tác phẩm trong Gia Huấn Ca, cụ Phan Châu Trinh đã thể hiện rõ tầm nhìn của mình khi nhìn thấu tỏ nguyên nhân đứt gãy kết nối của lòng thủy chung, hiếu thảo, ứng xử nghĩa tình, nhất là tinh thần yêu nước.

Góp mặt tại chương trình, ông Nguyễn Đông Hòa (cháu cố của cụ Phan Châu Trinh) đã chia sẻ những gì ba mẹ đã làm trước đó khi quản lý đền thờ của cụ Phan Châu Trinh. Với vai trò, trách nhiệm của một người cháu, ông Hòa đã cho mở thư viện cộng đồng tại đền thờ để mọi người có thể đến đọc sách, tìm hiểu hơn về tinh thần tiến bộ của thế hệ cha ông đi trước. Ông cho biết sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình ý nghĩa để đến gần với người trẻ hôm nay hơn. Dự kiến sẽ đưa “Đền thờ nhà yêu nước Phan Châu Trinh” trở thành điểm đến của du lịch – văn hóa dành cho người dân.

Tham dự chương trình, các em sinh viên còn được xem lại trích đoạn tuồng “Trưng Vương Bình Ngũ Lãnh” mà cụ Phan Châu Trinh từng dàn dựng và biểu diễn lần đầu tiên tại nhà tù Côn Lôn năm 1910. Trích đoạn được diễn giả Hồ Nhựt Quang chuyển thể cải lương từ nguyên tác của ông Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh do các nghệ sĩ trong CLB biểu diễn. Qua đó giúp khán giả và sinh viên hiểu nhiều hơn về nhà yêu nước Phan Châu Trinh.

Hồ Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)