Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Đánh thức” di tích ngàn năm tuổi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vic xếp hng di tích cp thành ph đi vi di ch kho c Chăm Phong L (phưng Hòa Th Đông, qun Cm L, thành ph Đà Nng) khng đnh giá tr văn hóa, kiến trúc quan trng ca khu vc này, m ra hy vng “đánh thc” mt di ch kho c vi nhiu câu chuyn có chiu sâu v văn hóa, mang giá tr giáo dc truyn thng và to đim đến hp dn cho du lch đa phương…


Lãnh đo thành ph Đà Nng tham quan di ch kho c Chăm Phong L

“Đánh thc” di tích ngàn năm

“Vic xếp hng di tích cp thành ph đi vi di ch kho c Chăm Phong L là cơ hi điu kin tt góp phn đy mnh các hot đng văn hóa, du lch ti đa phương. Tương lai gn, di tích Chăm Phong L s là mt phn trong cm các di tích lch s, văn hóa ca đa phương đưc liên kết đ phát trin du lch nhm to công ăn vic làm cho ngưi dân, qung bá hình nh đa phương”, ông Nguyn Xuân Tiến, Phó Ch tch UBND qun Cm L khng đnh.

Việc “đánh thức” di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ có lẽ không phải đến bây giờ mới được nhắc đến, khi di tích này được xếp hạng cấp thành phố. 10 năm trước, khi gia đình ông Ông Văn Tồn và bà Lê Thị Út (tổ 3, phường Hòa Thọ Đông) bổ những nhát cuốc đào sâu vào lòng đất để đổ móng làm nhà đã phát hiện pho tượng cổ đầu người mình chim và nhiều gạch Chăm. Ngày ấy, câu chuyện cuộc hôn nhân lịch sử giữa vua Champa Chế Mân và công chúa Huyền Trân như thêm một lần được gợi nhắc. Bảo tàng Điêu khắc Chăm sau sự kiện đó đã thực hiện khai quật khẩn cấp. Tiếp đó, năm 2012 và năm 2018, di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ tiếp tục được khai quật khảo cổ. Kết quả khảo cổ cho thấy tại đây là di tích của ít nhất ba ngôi tháp Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có niên đại khoảng 1.000 năm, đây là di tích tiêu biểu trong các di tích Chăm tại Đà Nẵng có điều kiện khảo sát đầy đủ nhất, đồng thời là di tích duy nhất cho đến nay trong toàn bộ hệ thống đền tháp Chăm có điều kiện để nghiên cứu và giới thiệu về phần nền móng kiến trúc. Trong đó, có một ngôi tháp còn lại phần cấu trúc lòng tháp dưới mặt đất (gọi là “hố thiêng”) lần đầu tiên được khám phá, nghiên cứu. Một trong những tác phẩm nổi bật nữa của di tích Phong Lệ là bức tranh cửa (tympan) thể hiện thần Siva múa điệu vũ trụ Tandawa. Hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Nhiều nhà khoa học thừa nhận di chỉ khảo cổ này có ý nghĩa khoa học lớn trong nghiên cứu khảo cổ cũng như nghiên cứu kiến trúc, văn hóa Chăm còn nhiều ẩn số. Những kiến trúc, tác phẩm điêu khắc đá đã góp phần khẳng định về tinh thần tôn giáo của người Chăm-pa xưa, tục thờ các vị thần có nguồn gốc Ấn Độ giáo. Đồng thời, phản ánh kỹ thuật chế tác vật liệu xây dựng, kỹ thuật xây cất, khắc tạc đá. Những di chỉ, di vật tìm được ở Phong Lệ trong quá trình khai quật hơn 10 năm qua đã phản ánh phong phú về đời sống xã hội, tinh thần, kinh tế của người Chăm-pa tại vùng đất Amaravati từ thế kỷ X – thế kỷ XII.

Góp phn đy mnh các hot đng văn hóa

Đà Nẵng chủ trương khai quật khảo cổ di tích Chăm Phong Lệ không chỉ để bảo tồn, phục vụ công tác nghiên cứu mà còn gắn với giáo dục, phát huy giá trị di tích góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho nhân dân địa phương. Với quy mô và giá trị riêng biệt và tiêu biểu của các hiện vật tại di tích Phong Lệ, Đà Nẵng tính đến phương án quy hoạch di chỉ này thành địa điểm tham quan có giá trị về mặt du lịch.


Khu vc H thiêng đc đáo đưc phát l ti di ch kho c Chăm Phong L

Sự kiện xếp hạng di tích Chăm Phong Lệ là loại hình di tích khảo cổ duy nhất, tính đến thời điểm này tại Đà Nẵng được xếp hạng di tích cấp thành phố. Đồng thời với việc phê duyệt xây dựng di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ thành Bảo tàng Chăm cơ sở 2 của Bảo tàng Điêu khắc Chăm được kỳ vọng sẽ giúp phát huy những giá trị văn hóa – lịch sử bị chìm sâu hàng trăm năm qua. Dự kiến, khu di tích được quy hoạch trên diện tích khoảng 20.000m2, gồm 3 khu vực. Khu vực bảo tồn, diện tích 2.653m2 gồm kiến trúc tháp, các kiến trúc phụ và hệ thống liên kết, miếu Bà, 2 ngôi mộ cổ và hạng mục tường bao bảo vệ, làm mái che cho các khu vực nền móng dễ bị xâm hại bởi thời tiết. Khu vực bảo vệ di tích, diện tích 1.626m2 gồm các hạng mục hỗ trợ cho di tích: Nhà trưng bày di tích Chăm tại Đà Nẵng, Nhà trưng bày ngành nghề truyền thống. Khu vực phát huy giá trị di tích có diện tích 15.461m2 tạo không gian mở phục vụ cộng đồng dân cư và du khách đến tham quan, thư giãn, giải trí.


Di tích Chăm Phong L là di tích thuc loi hình di tích kho c duy nht đến thi đim này ti Đà Nng đưc xếp hng di tích cp thành ph

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam cho rằng: “Cẩm Lệ cần kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong việc xây dựng các chương trình, các tour du lịch đến với di tích nhằm giới thiệu cho du khách biết đất có bề dày văn hóa, lịch sử. Tiếp tục nghiên cứu, điền dã khảo cổ để làm sáng tỏ hơn nữa các tầng ý nghĩa của di tích khảo cổ độc đáo này. Từ đó, tìm ra giải pháp trùng tu, tôn tạo, phục dựng phù hợp và tối ưu nhất để phát huy giá trị của di tích. UBND thành phố Đà Nẵng sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng phối hợp với địa phương để góp phần vào công việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích”.

Cùng với di tích Nghĩa trủng Hòa Vang (phường Khuê Trung), di tích Chăm Phong Lệ sẽ là một phần trong cụm các di tích lịch sử, văn hóa được liên kết để phát triển du lịch. Quận Cẩm Lệ cũng đang có đề án phát triển du lịch đường sông Cẩm Lệ với bến tàu đón trả khách được xây dựng gần khu di tích này. Khi Nhà trưng bày di tích Chăm và Nhà trưng bày ngành nghề truyền thống được xây dựng, sẽ có không gian trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể cũng như trình bày hình ảnh, hiện vật văn hóa, tổ chức hát hò khoan, bài chòi, hát bội…

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)