Y tế - Văn hóaThư giãn

Đạo diễn của “Đời cô Lựu” đã đi xa…!

Tạp Chí Giáo Dục

Đạo din – NSND Hunh Nga là ngưi âm thm đng sau bc màn nhung, nhưng nhng tác phm ca ông dàn dng luôn “dy sóng” và tr thành các v ci lương kinh đin, đi vào lòng hàng triu trái tim người hâm m như: Đi cô Lu, Tìm li cuc đi, Tiếng hò sông Hu, Khách sn hào hoa, Muôn dm vì chng…

NSND Hunh Nga cùng v và NSƯT M Châu

 

Sáng 21-2, tin đạo diễn – NSND Huỳnh Nga qua đời vì bệnh tật, hưởng thọ 89 tuổi đã để lại niềm thương tiếc cho giới nghệ sĩ và đông đảo khán giả hâm mộ…!

Thương hiu “đo din bán vé”

Thông thường thì chỉ có các nghệ sĩ ngôi sao mới được gọi là “cái tên bán vé”, nhưng riêng với NSND Huỳnh Nga thì được các trưởng đoàn cải lương xem là “đạo diễn bán vé”, bởi nếu sân khấu nào được ông gật đầu dàn dựng thì chắc chắn, vở cải lương ấy xem như yên tâm về mặt khán giả. Đạo diễn – NSND Huỳnh Nga tính rất trầm ngâm, ông làm nhiều nói ít. Hơn 60 năm qua, đạo diễn – NSND Huỳnh Nga đã dựng trên 300 vở cải lương và kịch nói. Ông được xem là người đạo diễn tài hoa vì dựng được nhiều thể loại, từ cải lương màu sắc hương sa cho đến các vở tuồng xã hội hiện đại, trong đó có nhiều tác phẩm đỉnh cao, là khuôn mẫu của sân khấu cải lương hôm nay. Soạn giả Lê Duy Hạnh, nguyên Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM cho biết: “Nhắc đến Huỳnh Nga, không ai phủ nhận anh là người đã đóng góp nhiều công sức cho bao thế hệ nghệ sĩ tài danh của sân khấu cải lương miền Nam. Từng chặng đường phát triển của sân khấu cải lương đều có bóng dáng của anh. Thủ pháp dàn dựng của anh dung nạp nhiều khuynh hướng, sau đó đưa ra phương án tốt nhất, đầy thuyết phục đối với nghệ sĩ tham gia biểu diễn lẫn công chúng”.

Có thể nói, hai sân khấu mà đạo diễn – NSND Huỳnh Nga gắn bó lâu nhất, làm nên những kịch bản lừng lẫy nhất chính là Đoàn cải lương Sài Gòn II và Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. NSND Ngọc Giàu kể: “Vai cô Bảy cán vá của tôi trong vở Đời cô Lựu là nhờ anh Nga gợi ý mà ra. Lúc đầu, vai diễn chỉ có một trang giấy kịch bản, nhưng khi ra sàn tập, anh đã thêm nhiều tình tiết để tôi có được một vai diễn để đời như ngày hôm nay. Vở này là thành tựu lớn của sân khấu cải lương miền Nam sau ngày thống nhất đất nước, chúng tôi đã mang vở sang Tây Âu biểu diễn năm 1984 được khán giả đón nhận nồng nhiệt”.

Cùng tâm trạng, NSND Bạch Tuyết chia sẻ: “Chúng tôi rất trân trọng tài năng của anh Huỳnh Nga, suốt gần 30 năm qua, mỗi lần diễn vai cô Lựu trong vở Đời cô Lựu, cảnh Lựu bị chồng là Hội đồng Thăng ghen tuông, hoạch họe. “Vô trong lấy cây ba-toong cho tui” – tiếng thoại của NSND Diệp Lang nửa chì chiết trong một không gian yên lặng. Mọi người nghe tiếng ông Hội đồng nhưng dõi theo từng chuyển động của bà Lựu. Đạo diễn Huỳnh Nga chỉ đạo tôi diễn xuất: “Cứ để cho Hội đồng Thăng lồng lộn, ông càng lồng lộn thì Bạch Tuyết càng im lặng, không được khóc. Anh muốn Bạch Tuyết bất động cho đến khi trao cây gậy cho Diệp Lang”. Khi Đời cô Lựu thành công vang dội khắp nơi, nhiều thế hệ khán giả nhớ như in “màn diễn cây gậy”, nhưng ít ai hay, người âm thầm vẽ nên đường dây ấy, dáng vóc sân khấu ấy là đạo diễn Huỳnh Nga”.

Lúc sinh thời, NSND Giang Châu, được yêu mến với vai Thừa trong vở Tiếng hò sông Hậu từng cho biết: “Tôi có hơn 8 năm gắn bó với chú Huỳnh Nga Đoàn cải lương Sài Gòn II, khi phân vai vở Tiếng hò sông Hậu, chú bảo vai Thừa là dành cho tôi chứ không phải một nghệ sĩ nào khác. Tôi thích cách dàn dựng mang tính cô đọng, sâu lắng mà chú Huỳnh Nga đã mang lại cho sân khấu cải lương thập niên 1980”.

“Bà y là ngưi ơn ca tôi…”

Người mà NSND – đạo diễn Huỳnh Nga nhắc đến là nghệ sĩ Đỗ Thị Minh Nguyệt – người phụ nữ đã sát cánh cùng ông chia sẻ bao hạnh phúc, ngọt bùi suốt 48 năm qua…

NSND Huỳnh Nga lâm bệnh từ cuối năm 2014, căn bệnh trực tràng, thận, tim mạch đã khiến ông hao gầy thể xác. NSND Huỳnh Nga từng chia sẻ: “Tôi thương bà xã tôi lắm, bởi bà ấy là người rất giỏi quán xuyến. Cả đời tôi dành cho sân khấu, không chăm lo cho gia đình trọn vẹn. Nếu không có bà ấy trong cuộc đời, tôi chưa chắc có được sự nghiệp sân khấu như ngày hôm nay. Cuộc sống hiện tại khó khăn nhưng bà ấy không than thở một lời, âm thầm chăm sóc cho tôi. Trong tình cảm vợ chồng, bà ấy còn là người ơn của tôi…”.

Nghệ sĩ Minh Nguyệt vốn là diễn viên của Đoàn kịch Công an Hà Nội trước đây. Bà đã từng hóa thân vai nữ điệp viên Ben-la Minh Loan trong vở kịch Bản danh sách điệp viên rất thành công. Đám cưới của ông bà được tổ chức vào mùa Noel năm 1972 và sống với nhau hạnh phúc cho đến ngày hôm nay.

Linh cu NSND Hunh Nga đưc quàn ti Nhà tang l Thành ph. Sau đó ông đưc đưa đi an táng ti đt nhà  Mc Hóa, tnh Long An.

NSND Huỳnh Nga tên thật là Huỳnh Văn Thạch, sinh 1932 tại huyện Mộc Hóa – Long An. Năm 1953, ông xung phong vào bộ đội đến năm 1954 thì tập kết ra Bắc. Năm 1956, ông được chỉ đạo thành lập Đoàn kịch nói Nam bộ, đến năm 1968, ông sang học đạo diễn kịch nói tại ở Trường Đại học Sân khấu Rumani. Năm 1972, ông về nước làm chỉ đạo nghệ thuật cho Đoàn kịch Hà Nội. Tháng 8-1975, ông vào Nam, chưa kịp thở thì đã “bị” giao đạo diễn mấy vở cải lương. Vì là “dân ngoại đạo” nên khi đối mặt với những tên tuổi như Minh Phụng, Hoài Thanh, Ngọc Hương, Mỹ Châu, Thanh Tuấn, Bạch Tuyết, Minh Vương… lừng lẫy đất Sài Gòn, ông “phát sốt”. Thế là ông đi tầm sư học đạo. Học với thầy tuồng, thầy nhạc, với NSND Phùng Há, Bảy Nam, Ba Vân. Ông “thâm nhập” cải lương đến lúc thấm đẫm tình yêu và tay nghề lúc nào không hay và đã để lại cho đời hàng loạt tác phẩm sân khấu ấn tượng.

Những ngày trên giường bệnh, nói về cải lương, ông vẫn lạc quan: “Theo tôi biết thì cải lương còn hiện diện trên internet với số lượng người hâm mộ, nhất là các bạn trẻ đông đảo. Vì vậy, tôi có niềm tin là chắc chắn cải lương sẽ mãi mãi tồn tại”.

Ông ra đi nhưng tôi luôn tin rằng, cho dù có đi qua bao nhiêu năm nữa, mỗi lần xem Đời cô Lựu, Tiếng hò sông Hậu, Khách sạn hào hoa… khán giả sẽ nhớ về ông với những tình cảm trân trọng nhất. Khán giả luôn cảm nhận được tài nghệ dàn dựng tuyệt vời trong các tác phẩm mà ông đã để lại cho nền nghệ thuật cải lương Việt Nam!

Vĩnh biệt ông, người đạo diễn tài hoa!

Khôi Nguyên

Bình luận (0)