Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Đạo diễn Vũ Minh chia tay sân khấu và bục giảng

Tạp Chí Giáo Dục

NSND Kim Cương xúc đng cho biết: “Đo din Vũ Minh ra đi là mt mt mát ln cho sân khu phía Nam bi anh không ch là “phù thy” ca thiếu nhi, ngưi “gìn vàng gi ngc” cho sân khu ci lương mà anh còn là ngưi thy “mát tay” đào to ra rt nhiu thế h hc trò tài năng cho sân khu kch…”.


Đ
o din Vũ Minh

1.Với hơn 20 vở kịch thiếu nhi ăn khách trong chương trình “Ngày xửa ngày xưa của Sân khấu kịch IDECAF cũng như hàng trăm vở kịch, múa rối dành cho thiếu nhi đã phát sóng trên truyền hình, đạo diễn Vũ Minh được mệnh danh là “phù thủy” của kịch thiếu nhi.

Việc gắn bó với các em thiếu nhi, với Vũ Minh là một “duyên nợ”. Mùa Trung thu năm 1983, tình cờ đi ngang Trung tâm Múa rối Nụ Cười, thấy thông báo tuyển diễn viên, Vũ Minh đã bạo gan ghi danh, không ngờ được trúng tuyển. Suốt 15 năm gắn bó với nghề diễn viên múa rối, đứng sau những chú rối và đặt tâm hồn mình vào cảm nhận của trẻ em, anh thấy mình hạnh phúc lắm. Sau đó, anh theo học khóa đạo diễn ở Trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, năm 2001, anh tốt nghiệp và gắn bó với Sân khấu IDECAF cho đến bây giờ. Những vở kịch do Vũ Minh viết kịch bản, dàn dựng cho chương trình “Ngày xửa ngày xưa”, vở nào cũng “cháy vé” như: Hoàng tử Ai Cập, Na Tra đại náo thủy cung, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Cậu bé rừng xanh, Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản ra quân, Chàng Lang Thang và nàng Tùy Tiện, Chú bé khoai lang tây và ba bà tiên, Aladin và đủ thứ thần, Vua bò cạp… Đặc biệt là vở kịch Những đứa con của rồng nói về hành trình đi tìm, giải cứu mẹ của San Hà, Xã Tắc thể hiện khá rõ thông điệp về tình yêu biển đảo, quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, đồng thời giáo dục cho trẻ em lòng yêu nước, lòng can đảm và tình đoàn kết dân tộc.

Anh từng chia sẻ: “Làm kịch cho thiếu nhi khó nhất. Bởi vở diễn ấy không chỉ hấp dẫn các em không thôi mà phải mang tính giáo dục cao để các bậc phụ huynh có thể cùng xem với con cái mình. Các em sẽ học được qua các vở diễn tính chân – thiện – mỹ”.


Đ
o din Vũ Minh (bìa trái, hàng ngi) cùng các hc trò

Không chỉ thành công với kịch thiếu nhi, những vở kịch dành cho khán giả người lớn của Vũ Minh như: Bệnh sĩ, Trái tim trong trắng, Người tốt nhà số 5, Hạnh phúc trên đồi hoa máu, Trái tim nhảy múa, Hợp đồng mãnh thú, Sát thủ hai mảnh, Lùng người trong mộng, Bông hồng cài áo, Tía ơi má dìa… cũng rất ăn khách. NSƯT Hữu Châu nhận xét: “Vũ Minh có một khả năng biến hóa, mỗi vở diễn do anh dựng đều có những chi tiết riêng biệt mà không người đạo diễn nào có được”.

Đo din Vũ Minh (tên đy đ là Nguyn Đin Vũ Minh) sinh năm 1966 ti TPHCM. Năm 2005, v kch thiếu nhi Cu bé rng xanh do anh viết kch bn và đo din đot gii “Tác phm tiêu biu” ca Hi Sân khu Vit Nam; Năm 2006, anh đưc trao gii “Đo din tr xut sc” ti Liên hoan Sân khu xã hi hóa toàn quc; V Vua thánh triu Lê đot gii Mai Vàng 2012; V kch “Bông hng cài áo” đot gii Mai Vàng 2013…

2. Vũ Minh kể mình yêu sân khấu cải lương từ nhỏ, cứ mong đến tối thứ bảy để được xem cải lương phát trên truyền hình, tuồng cải lương nào anh cũng thuộc làu làu… Anh từng nhịn ăn để có tiền mua vé vào xem đoàn Minh Tơ, Huỳnh Long diễn… Niềm đam mê ấy đã thôi thúc anh dàn dựng nhiều chương trình cải lương. Cải lương của Vũ Minh trẻ trung hơn, bước kịp nhịp sống hiện đại mà vẫn giữ được chất cải lương tinh túy khiến khán giả hào hứng trở lại, tạo tiếng vang tốt trong dư luận như chương trình Gìn vàng giữ ngọc, Đả chiến phá sông Ngân, Lữ Bố hí Điêu Thuyền…

Tuy nhiên, anh khẳng định: “Tôi làm cải lương không vì lợi nhuận, cũng không hy vọng sẽ tạo tiếng vang lớn. Tôi chỉ là người đứng ra sắp xếp để những nghệ sĩ cải lương mà tôi yêu có dịp cùng đứng chung trên sân khấu, có kỷ niệm chung với nhau. Như đã nói, nếu không có cải lương chưa chắc tôi đã đeo đuổi nghề đạo diễn. Làm cải lương là để tôi thỏa niềm đam mê cải lương, cũng là một sự hoài niệm, khơi gợi lại những kỷ niệm, những hình ảnh tươi đẹp về một thời sân khấu cải lương đáng say mê như thế…”.

3. Hơn 15 năm qua, Vũ Minh luôn hoàn thành tốt vai trò người thầy giảng dạy bộ môn nghệ thuật biểu diễn ở Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM và Nhà hát Nụ Cười. Anh tâm sự: “Tôi luôn nỗ lực hơn nữa để cùng với các thầy cô, nghệ sĩ, đạo diễn có tâm huyết tiếp tục làm công việc “người đưa đò”. Tôi rất thương và quý những học trò luôn tâm huyết với nghề, cố gắng bám sân khấu, bám nghề dù có gặp khó khăn thế nào”.

“Tôi quý nhất ở Vũ Minh là tinh thần dìu dắt học trò, dồn hết tình thương cho học trò và không bao giờ ngưng việc cập nhật cái mới trong giáo trình giảng dạy. Vì vậy học trò của Vũ Minh khá đông, nhiều người trong số đó đã thành danh, nổi tiếng và vẫn giữ sự tôn kính đối với anh ấy”, đạo diễn Thanh Hiệp cho biết.

Nhiều lớp học trò của Vũ Minh trưởng thành và đạt được một số thành công nhất định như: Lương Thế Thành, Quốc Trường, Thanh Bình, Xuân Thùy, Thu Trang, Tiến Luật, Hải Yến, Quyền Lộc, Thu Hiền, Phương Kiều, Trang Đài… là minh chứng chính xác nhất.


V
 Sơn Tinh – Thy Tinh ca đo din Vũ Minh

Diễn viên Quốc Trường đã tham gia nhiều vở do Vũ Minh dàn dựng. Trong quá trình tập vở, anh được thầy dạy cho nhiều kiến thức, kỹ năng về nghề.

“Quãng thời gian làm việc cùng thầy, tôi được học hỏi nhiều bởi thầy hướng dẫn cho tôi kiến thức ngoài sách vở, tôi còn cảm nhận được sự tận tâm, ấm áp của thầy dành cho học trò. Thầy dạy tôi rằng dù cuộc đời có như thế nào, ta vẫn mãi là chính mình. Ai nói gì, mình không hổ thẹn với bản thân là được, cứ tự tin và bước thẳng. Thầy nhẹ nhàng và sâu sắc, không hề làm học trò buồn và luôn có cách giúp họ vững vàng trên con đường đời, không bị ảnh hưởng bởi những tranh cãi…”.

56 tuổi so với nhiệt huyết trong người anh thì vẫn còn rất trẻ… Vũ Minh mất đi, khấu kịch mất mát đã đành, cải lương lại thêm một lần rỉ máu vì khóc thương một người con dù “ngoại đạo”…!

Anh Khôi

Bình luận (0)