Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Tạp Chí Giáo Dục

Mt ngưi làm báo(1) có đo đc trưc hết phi là mt con ngưi có đo đc; không th có vic nhà báo ch “đóng vai” là ngưi có đo đc thông qua tác phm ca mình mà không phi là con ngưi thc ca tác gi. Tc là, đo đc ca ngưi làm báo phi xut phát t đo đc cá nhân ca ngưi đó, đng thi cng thêm nhng mt đo đc khác mt ngh nghip.

Theo tác giả, khi đặt vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thì gần như trước tiên phải chú ý đến vấn đề đạo đức cá nhân. Trong ảnh: Phóng viên báo, đài đang phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Cường (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT). Ảnh: N.Trinh

Th nht, ngưi làm báo phi có lòng nhân ái, nhân văn

Nhân ái, nhân văn là một trong những yêu cầu về đạo đức quan trọng bậc nhất của mỗi con người. Với người làm báo, lòng nhân ái, nhân văn là sự rung động trước vẻ đẹp của con người, xúc động trước sự vươn lên mãnh liệt của một cá nhân nào đó, là sự bức xúc, chia sẻ trước nỗi đau, sự thiệt thòi của một người nào đó mà mình thấy, mình biết… Nhà báo phải biết yêu, biết ghét và thể hiện điều mình yêu, mình ghét đó một cách đúng mực.

Nếu người làm báo không có lòng nhân ái, nhân văn hoặc bị chi phối bởi những yếu tố khác mà không thể hiện đầy đủ lòng nhân ái, nhân văn và bộc lộ qua điều đó trong tác phẩm của mình, thì khả năng tác hại vô cùng to lớn, bởi sự lan tỏa, tác động của một bài báo có thể không bị giới hạn về không gian, thời gian, số người bị ảnh hưởng… Một nhà báo tâm sự, khi có thông tin về vụ cháy nhà máy tại Hải Phòng, anh là một trong những người đầu tiên có mặt tại hiện trường, vì thế anh có lợi thế rất lớn khi ghi lại các hình ảnh về nhà xưởng cháy rụi, hoặc nạn nhân đang kêu gào thảm thiết. Các bức ảnh này, nếu đăng tải chắc chắn sẽ gây “sốt”, tuy nhiên, nhà báo lại chỉ chụp vài bức ảnh phản ánh công việc của lực lượng chức năng đang khắc phục sự cố. Anh lý giải: “Tôi biết rằng mình sẽ bị cơ quan phê bình vì không có ảnh tốt, nhưng tôi chấp nhận. Người ta chưa đủ bất hạnh hay sao, để những ống kính còn chĩa vào họ và nhân lên đau khổ?”(2).

Th hai, ngưi làm báo phi là ngưi trung thc

Đức tính trung thực có thể hiểu là hết lòng với mọi người, là thật thà, ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật. Người có đức tính trung thực là luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật.

Tính trung thực và khách quan là một trong những nguyên tắc cực kỳ quan trọng của người làm báo. Có trung thực thì mới tạo ra tính hướng thiện mà hướng thiện là một nguyên tắc của báo chí, đồng thời cũng là một thách thức thực sự với các nhà báo để xây dựng một nền báo chí nhân văn và tử tế, từ đó góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Trung thực còn là phản ánh đúng đắn, đầy đủ hiện thực khách quan, không được cắt cúp, suy diễn. Có không ít trường hợp vì động cơ, mục đích nào đó mà nhà báo đã không thông tin đầy đủ sự việc hoặc ngụy tạo các tình tiết, thì đều là không trung thực. Trong phóng sự “Cây chổi quét rau” của VTV, phóng viên đã dàn dựng và nhờ người “diễn” để có những đoạn phim. Giả sử, việc “quét rau” là có thật nhưng vì phóng viên không ghi hình được việc đó mà phải dùng biện pháp “ngụy tạo” thì có thể bản chất sự việc không thay đổi nhiều nhưng tính trung thực lại hoàn toàn khác.

Th ba, nhà báo phi là ngưi có trách nhim vi hành vi ca mình

Chịu trách nhiệm là một đức tính quan trọng khác của con người, không chỉ đối với bản thân mà còn đối với người khác. Người có đức tính chịu trách nhiệm là người dám nhận lấy trách nhiệm, nhận lấy hậu quả và khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Không chỉ vậy, từ việc chịu trách nhiệm nên người ta luôn thận trọng trước khi hành động bất cứ điều gì, bởi không ai muốn phải luôn gánh lấy hậu quả cho hành vi thiếu cân nhắc của mình, nó không chỉ gây thiệt hại cho bản thân mà còn làm xói mòn uy tín cá nhân.

Người làm báo phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với nguồn tin, đối với các chủ thể có liên quan trong tác phẩm của mình chứ không phải cứ lấy được tin, đăng được bài thì mọi thứ khác ra sao cũng mặc. Chẳng hạn, một công dân gửi thư phản ánh đến tòa soạn về hiện tượng tham nhũng, từ đó phanh phui ra vụ việc nghiêm trọng, xử lý được kẻ phạm pháp, thu hồi được tài sản tham nhũng. Thay vì người làm báo được phân công thực hiện loạt bài này phải giữ bí mật nguồn tin, bảo vệ họ thì lại công khai cho người khác biết trong khi họ không muốn lộ diện, kết quả là họ bị đối xử ghẻ lạnh, trù dập… Như vậy, trong trường hợp này, người làm báo đã thiếu trách nhiệm với nguồn tin, gây thiệt hại cho họ.

Trách nhiệm của người làm báo còn thể hiện ở việc góp phần nâng cao dân trí, thông qua việc cung cấp những thông tin bổ ích, có tính giáo dục cao cho người dân, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu giải trí lành mạnh của người đọc… Trách nhiệm đó xét cho cùng là trách nhiệm của một người dân có ý thức tự giác cao, có tinh thần yêu nước, nên không thể không là trách nhiệm của người làm báo.

Trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội, mỗi hành vi của người làm báo lại cần được chú ý cẩn trọng hơn. Mỗi status hay mỗi hình ảnh đăng lên, mỗi thông tin hoặc đường dẫn chia sẻ lại, mỗi một bình luận… đều có thể tác động nhất định đến người đọc, có khi gây ra một hiệu ứng xã hội nào đó.

Thứ tư, đạo đức người làm báo gắn chặt với đạo đức công dân

Đạo đức công dân vừa là đạo đức cá nhân vừa là trách nhiệm của một công dân trong cộng đồng xã hội. Người làm báo cũng là một công dân nên càng phải thể hiện rõ ràng trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với đất nước. Trách nhiệm công dân của người làm báo trước hết là phải đặt mình vào hoàn cảnh người khác trước khi đặt bút viết, đăng hình, phát sóng… để tránh những hệ lụy cho người khác, bởi nếu biết “tự vấn” thì sẽ luôn cân nhắc viết cái gì, viết như thế nào chứ không phải viết vô trách nhiệm. Người làm báo có trách nhiệm công dân là khi đã viết, đăng, phát rồi sẽ không tìm cách hạn chế người thân của mình xem, đọc mà phải thấy tự hào khi người thân mình đọc và chia sẻ, bởi sẽ không sợ người thân đọc mà ảnh hưởng bởi những điều không hay từ tác phẩm đó.

Tóm lại, khi đặt vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thì gần như trước tiên phải chú ý đến vấn đề đạo đức cá nhân, với nội hàm là đạo đức làm người, đạo đức của một công dân. Dù hai phạm trù đạo đức này có sự gắn chặt với nhau nhưng đạo đức cá nhân hình thành trước và đóng vai trò tiền đề, quyết định cho đạo đức nghề nghiệp; ngược lại đạo đức nghề nghiệp sẽ thúc đẩy đạo đức cá nhân được tỏa sáng hơn!

Trúc Giang

1. Trong bài này, chúng tôi dùng cụm từ “người làm báo” thay cho “nhà báo” với góc nhìn là tất cả những người hoạt động báo chí, kể cả nội dung hay phi nội dung, là người được cấp thẻ nhà báo hay chưa được cấp thẻ.

2. Dẫn theo Phạm Nguyễn, Đạo đức nghề nghiệp và lòng nhân ái, Báo Nhân dân, ngày 15-3-2016.

Bình luận (0)