Trong khi việc giảm lượng hồ sơ đăng ký thi đại học (ĐH), CĐ nói chung được các chuyên gia tuyển sinh coi là điều bình thường, phù hợp với bối cảnh đào tạo hiện nay, thì riêng trong ngành sư phạm, điều này lại khiến nhiều người băn khoăn với mối quan ngại về chất lượng của những người thầy trong tương lai.
Sự giảm nhiệt đáng ngại
Từ 3-4 kỳ tuyển sinh gần đây, sự sụt giảm lượng hồ sơ đăng ký vào ngành sư phạm (SP) đã được ghi nhận rõ rệt. Tại ĐH Hà Nội, số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường năm 2009 và 2010 là hơn 15.000 hồ sơ, thấp hơn năm 2008 khoảng 2.000 hồ sơ. Tỉ lệ chọi 2 năm nay xấp xỉ 1/6 cũng giảm so với năm 2008 là 1/6,84. Tương tự, Trường ĐHSP Hà Nội II năm nay nhận được khoảng 10.000 hồ sơ, giảm hơn 1.000 so với năm 2009. Với tổng chỉ tiêu là 2.000, tỉ lệ chọi vào trường là 1/5, giảm so với năm ngoái có tỉ lệ chọi là 1/5,7. Trước đó, năm 2008, tỉ lệ này là 1/5,9.
Sự giảm nhiệt đáng ngại
Từ 3-4 kỳ tuyển sinh gần đây, sự sụt giảm lượng hồ sơ đăng ký vào ngành sư phạm (SP) đã được ghi nhận rõ rệt. Tại ĐH Hà Nội, số hồ sơ đăng ký dự thi vào trường năm 2009 và 2010 là hơn 15.000 hồ sơ, thấp hơn năm 2008 khoảng 2.000 hồ sơ. Tỉ lệ chọi 2 năm nay xấp xỉ 1/6 cũng giảm so với năm 2008 là 1/6,84. Tương tự, Trường ĐHSP Hà Nội II năm nay nhận được khoảng 10.000 hồ sơ, giảm hơn 1.000 so với năm 2009. Với tổng chỉ tiêu là 2.000, tỉ lệ chọi vào trường là 1/5, giảm so với năm ngoái có tỉ lệ chọi là 1/5,7. Trước đó, năm 2008, tỉ lệ này là 1/5,9.
Một giờ học tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Ngọc Minh |
Đáng chú ý hơn, Trường ĐHSP kỹ thuật TP Hồ Chí Minh có 5/10 ngành có số hồ sơ đăng ký dự thi không đủ với chỉ tiêu được giao. Chỉ tiêu tuyển sinh của các ngành SP trong trường đều là 50 nhưng ngành SP kỹ thuật điện công nghiệp chỉ có 48 hồ sơ nộp, ngành SP kỹ thuật công nghiệp có 20 hồ sơ, SP kỹ thuật cơ điện tử 44 có hồ sơ, SP kỹ thuật nhiệt – điện lạnh 15 hồ sơ; SP kỹ thuật công nghệ điện tử viễn thông 36 hồ sơ.
Không chỉ thể hiện ở lượng hồ sơ, việc mất sức hấp dẫn còn được thấy rõ hơn qua mức điểm chuẩn giảm dần. Điểm chuẩn đầu vào ĐHSP Hà Nội năm 2009 cao nhất là ngành SP toán với 22 điểm, sau đó là văn khối C 23 điểm; còn lại các ngành như hóa, sinh chỉ lấy 16 điểm; tin học 16,5 điểm. Thậm chí, năm vừa qua, chỉ tiêu là 2.500 SV không tuyển được đủ với NV1, trường phải lấy thêm 266 sinh viên ở NV2. Ngành SP vật lý của Trường ĐH Giáo dục mùa tuyển sinh vừa rồi lấy thêm 22 chỉ tiêu từ NV2. Không chỉ phải lấy tới NV2 cho đủ chỉ tiêu, nhiều trường đã phải thông báo lấy NV3 cho ngành SP. Trường SP kỹ thuật Nam Định tuyển 500 chỉ tiêu với điểm chuẩn chỉ là 13. Trường ĐH Thái Nguyên cũng tuyển thêm các ngành đào tạo giáo viên THCS trình độ ĐHSP với điểm chuẩn chỉ từ 13-17 điểm. Sư phạm Huế cũng phải tuyển thêm từ nguồn NV3 cho một số ngành với điểm chuẩn chỉ từ 13-16 điểm.
Mô hình truyền thống cần thay đổi?
Những con số trên đã làm dấy lên nỗi lo về chất lượng của nguồn nhân lực ngành SP, hay gần hơn là câu hỏi vì sao chất lượng đầu vào ngành SP đi xuống?
Thời điểm cuối những năm 1990, sau khi Chính phủ quyết định miễn học phí cho SV SP, cùng với mức lương của giáo viên được nâng lên đáng kể, ngành SP đã có một thời kỳ "hoàng kim" sau một thời gian dài mang tiếng "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Thời điểm đó, có năm điểm chuẩn ngành SP toán của ĐH SP Hà Nội lên tới 27 điểm, ngành thấp nhất cũng 22-23 điểm. Thế nhưng, chỉ sau vài năm, ngành này lại mất dần sức hút mà nó đã từng có. Nguyên do cơ bản khiến học sinh giỏi không mặn mà với ngành vẫn là mức thu nhập của giáo viên còn quá eo hẹp và những khó khăn trong đầu ra. Mặc dù SV ngành SP hiện vẫn được miễn học phí song chính sách này chỉ giúp được các SV có hoàn cảnh khó khăn chứ không thực sự hút được các học sinh giỏi đến với ngành SP. Bên cạnh đó, trong khi chất lượng đầu vào đang giảm sút thì chỉ tiêu của ngành SP lại vẫn có xu hướng tăng lên, càng khiến nỗi lo về chất lượng đầu ra thêm đáng kể.
Bài toán khó có lời giải này của ngành giáo dục đã đặt ra vấn đề: liệu mô hình tuyển sinh và đào tạo truyền thống của ngành SP có nên thay đổi để nâng cao chất lượng giáo dục, cùng nghĩa với nâng cao chất lượng của người thầy trong tương lai? Sự xuất hiện gần đây của mô hình đào tạo nghề dạy học khi người học đã có bằng cử nhân các ngành khác (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia.
Theo PGS, TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, sự xuất hiện và được công nhận của mô hình trên đã cho thấy cần có sự linh hoạt hơn trong đào tạo giáo viên. Hình thức đào tạo này tận dụng được lợi thế của các trường không chỉ đào tạo giáo viên mà cũng là những ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. PGS Nguyễn Kim Hồng cũng cho rằng: Mô hình này có ưu điểm lớn là chỉ tạo ra những người làm thầy, cô giáo khi họ đã có một kiến thức chuyên môn vững vàng (là cử nhân chuyên ngành đã được đào tạo 4-5 năm trong trường ĐH). Song nhược điểm của mô hình này là khó đáp ứng tốt với những ngành đòi hỏi kỹ năng SP nhiều hơn với thời lượng đào tạo nghiệp vụ lớn như giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên chuyên về trẻ khuyết tật, giáo viên làm công tác giáo dục…
Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng tính linh hoạt, việc áp dụng song song mô hình đào tạo truyền thống và mô hình của trường ĐH Giáo dục có thể phù hợp với tình hình đào tạo SP ở Việt Nam.
Không chỉ thể hiện ở lượng hồ sơ, việc mất sức hấp dẫn còn được thấy rõ hơn qua mức điểm chuẩn giảm dần. Điểm chuẩn đầu vào ĐHSP Hà Nội năm 2009 cao nhất là ngành SP toán với 22 điểm, sau đó là văn khối C 23 điểm; còn lại các ngành như hóa, sinh chỉ lấy 16 điểm; tin học 16,5 điểm. Thậm chí, năm vừa qua, chỉ tiêu là 2.500 SV không tuyển được đủ với NV1, trường phải lấy thêm 266 sinh viên ở NV2. Ngành SP vật lý của Trường ĐH Giáo dục mùa tuyển sinh vừa rồi lấy thêm 22 chỉ tiêu từ NV2. Không chỉ phải lấy tới NV2 cho đủ chỉ tiêu, nhiều trường đã phải thông báo lấy NV3 cho ngành SP. Trường SP kỹ thuật Nam Định tuyển 500 chỉ tiêu với điểm chuẩn chỉ là 13. Trường ĐH Thái Nguyên cũng tuyển thêm các ngành đào tạo giáo viên THCS trình độ ĐHSP với điểm chuẩn chỉ từ 13-17 điểm. Sư phạm Huế cũng phải tuyển thêm từ nguồn NV3 cho một số ngành với điểm chuẩn chỉ từ 13-16 điểm.
Mô hình truyền thống cần thay đổi?
Những con số trên đã làm dấy lên nỗi lo về chất lượng của nguồn nhân lực ngành SP, hay gần hơn là câu hỏi vì sao chất lượng đầu vào ngành SP đi xuống?
Thời điểm cuối những năm 1990, sau khi Chính phủ quyết định miễn học phí cho SV SP, cùng với mức lương của giáo viên được nâng lên đáng kể, ngành SP đã có một thời kỳ "hoàng kim" sau một thời gian dài mang tiếng "chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Thời điểm đó, có năm điểm chuẩn ngành SP toán của ĐH SP Hà Nội lên tới 27 điểm, ngành thấp nhất cũng 22-23 điểm. Thế nhưng, chỉ sau vài năm, ngành này lại mất dần sức hút mà nó đã từng có. Nguyên do cơ bản khiến học sinh giỏi không mặn mà với ngành vẫn là mức thu nhập của giáo viên còn quá eo hẹp và những khó khăn trong đầu ra. Mặc dù SV ngành SP hiện vẫn được miễn học phí song chính sách này chỉ giúp được các SV có hoàn cảnh khó khăn chứ không thực sự hút được các học sinh giỏi đến với ngành SP. Bên cạnh đó, trong khi chất lượng đầu vào đang giảm sút thì chỉ tiêu của ngành SP lại vẫn có xu hướng tăng lên, càng khiến nỗi lo về chất lượng đầu ra thêm đáng kể.
Bài toán khó có lời giải này của ngành giáo dục đã đặt ra vấn đề: liệu mô hình tuyển sinh và đào tạo truyền thống của ngành SP có nên thay đổi để nâng cao chất lượng giáo dục, cùng nghĩa với nâng cao chất lượng của người thầy trong tương lai? Sự xuất hiện gần đây của mô hình đào tạo nghề dạy học khi người học đã có bằng cử nhân các ngành khác (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia.
Theo PGS, TS Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh, sự xuất hiện và được công nhận của mô hình trên đã cho thấy cần có sự linh hoạt hơn trong đào tạo giáo viên. Hình thức đào tạo này tận dụng được lợi thế của các trường không chỉ đào tạo giáo viên mà cũng là những ĐH đa ngành, đa lĩnh vực. PGS Nguyễn Kim Hồng cũng cho rằng: Mô hình này có ưu điểm lớn là chỉ tạo ra những người làm thầy, cô giáo khi họ đã có một kiến thức chuyên môn vững vàng (là cử nhân chuyên ngành đã được đào tạo 4-5 năm trong trường ĐH). Song nhược điểm của mô hình này là khó đáp ứng tốt với những ngành đòi hỏi kỹ năng SP nhiều hơn với thời lượng đào tạo nghiệp vụ lớn như giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên chuyên về trẻ khuyết tật, giáo viên làm công tác giáo dục…
Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng tính linh hoạt, việc áp dụng song song mô hình đào tạo truyền thống và mô hình của trường ĐH Giáo dục có thể phù hợp với tình hình đào tạo SP ở Việt Nam.
Quỳnh Phạm / Hà Nội mới
Bình luận (0)