Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đào tạo kép: Khó hay dễ?

Tạp Chí Giáo Dục

Mô hình đào to kép hay còn gi là đào to song hành gia lý thuyết ti trưng và thc hành ti doanh nghip (DN) là mt mô hình hay ca Đc đưc nhiu nưc trên thế gii áp dng. Riêng ti Vit Nam, mô hình này đã đưc đưa vào đào to t nhiu năm nay, tuy nhiên chưa đng b và chưa rng khp.


Nhà trưng hp tác vi doanh nghip, tn dng trang thiết b cùng s h tr ca chuyên gia đ phát huy hiu qu mô hình đào to kép. Trong nh: Sinh viên mt trưng CĐ ngh thc hành ngh cơ khí

Còn nhiu lo ngi

Mô hình đào tạo kép mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, cụ thể là DN có đội ngũ lao động vững kỹ năng nghề, đáp ứng ngay yêu cầu công việc và gắn bó với DN; người học tự tin cạnh tranh trong thị trường lao động;  nhà trường đỡ tốn kém chi phí đầu tư trang thiết bị đào tạo… Hiện nay có nhiều trường CĐ-TC triển khai chương trình đào tạo kép và cơ bản có những kết quả nhất định ở một số ngành nghề, được DN đánh giá cao. Theo đó, người học học chương trình này có kiến thức ngành nghề thực tế cao, có tác phong công nghiệp, có việc làm đúng ngành nghề, đúng trình độ… Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghề cũng lo ngại mô hình đào tạo kép hiện chưa phát huy hết cái hay của nó tại Việt Nam. Thực tế, có không ít trường ký hợp tác đào tạo với DN chủ yếu là tìm môi trường thực tập, kiến tập cho người học, làm việc trải nghiệm tại DN. Thậm chí có DN chỉ là nơi để trường đưa người học đến, còn các em đến đó để làm gì thì chưa được quan tâm đúng mức. Nguy hiểm hơn, không ít trường ký hợp tác với DN chỉ để quảng bá và tuyển sinh.

Tại Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM, từ năm 2013 đã áp dụng hình thức đào tạo kép tại DN. Theo đó, 50% thời lượng sinh viên học lý thuyết tại trường và 50% thời lượng sinh viên thực hành tại DN. Trường và DN ký hợp đồng hợp tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực sau đào tạo, đảm bảo sau khi tham gia chương trình này, sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp cao để tiếp cận ngay với thực tế sản xuất của các DN. “Để thực hiện mô hình đào tạo này, trường thiết kế lại toàn bộ chương trình đào tạo theo hướng giảm lý thuyết, tăng thực hành, thực tập và rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Đồng thời phối hợp với DN để sắp xếp thời khóa biểu, chuẩn bị máy móc và cán bộ của DN hướng dẫn thực hành. Thông qua thực hành tại DN, sinh viên được hướng dẫn làm việc tại các vị trí cụ thể, từ đó học tập và rèn luyện những kỹ năng chuyên sâu về một số vị trí công việc nhất định. Sau thời gian thực tập, giảng viên hướng dẫn và cán bộ của DN sẽ đánh giá kết quả để làm căn cứ đánh giá kết quả chung. Những sinh viên chưa đạt sẽ được trường và DN tổ chức học lại hoặc chuyển sang những vị trí thực hành khác phù hợp hơn”, đại diện Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TP.HCM cho biết.

Ở góc độ DN, ông Ngô Trường Thắng (bộ phận tuyển dụng và đào tạo của Công ty TNHH Nhân Việt) nhìn nhận: DN chưa mặn mà tham gia đào tạo cùng nhà trường vì chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng. Mục tiêu cuối cùng của DN là lợi nhuận, vì vậy khi hợp tác đào tạo, bên nào sẽ trả chi phí cho chuyên gia? “Chúng tôi thừa nhận rằng hiện có nhiều trường hợp tác tốt với DN, ở đó có sự chủ động của DN. Tuy nhiên vẫn còn một vài trường và DN chưa thật sự quan tâm đến chất lượng, vì vậy cần nhìn nhận, đánh giá thực chất, không thể vì số lượng mà bỏ quên chất lượng”, ông Thắng nói.

Ông Nguyễn Văn Trường (chuyên gia quốc tế nghề cơ khí) khẳng định, mô hình đào tạo kép là một mô hình áp dụng thành công ở nhiều quốc gia; riêng ở Việt Nam, thực hiện mô hình này không hề đơn giản. Mỗi trường đã có những cái riêng (về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, giảng viên…), nên việc điều chỉnh chương trình thế nào cho phù hợp là một vấn đề lớn để đảm bảo người học có những kỹ năng theo các tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Vì vậy, nếu thiếu cơ sở vật chất, thiết bị thực hành, thiếu chuyên gia giàu kinh nghiệm, tâm huyết… thì khó mà phát triển kỹ năng cho người học. 

Đ đào to kép đưc… li kép

Theo ThS. Chung Ngọc Quế Chi (Khoa Kế toán – Tài chính, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM), để mô hình đào tạo kép đạt hiệu quả hơn, trên cơ sở đặc điểm của mô hình và kinh nghiệm thực tế, các trường cần có kế hoạch thực hiện mô hình riêng phù hợp với điều kiện thực tế, không áp dụng một cách máy móc, rập khuôn, tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên, người học tham gia sáng tạo, đổi mới mô hình đào tạo. Đặc biệt là có những đề xuất với cơ quan ban ngành chủ trương tự chủ về chương trình đào tạo, nội dung chương trình.

Bên cạnh đó, ThS. Chi cũng cho rằng thực hiện khảo sát lấy ý kiến người học về chương trình đào tạo, hoạt động giảng dạy trong quá trình đào tạo và sau khi ra trường là một trong những giải pháp để thực hiện mô hình đào tạo kép. Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các DN hợp tác đào tạo; các trường tận dụng trang thiết bị của DN, tránh đầu tư thiết bị đắt tiền, dàn trải nhưng không sử dụng được.

Hiệu trưởng một trường TC cũng kiến nghị: Nếu áp dụng mô hình đào tạo kép thì cần xem lại mức kinh phí hỗ trợ học nghề, bởi với mức học phí như hiện nay không đủ cho chi phí đào tạo theo chương trình. Với các trường đang và sẽ thực hiện tự chủ, nếu thu học phí quá cao sẽ khó cạnh tranh với các trường khác trên địa bàn. Trong khi đó, TS. Nguyễn Toàn (nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) cho rằng, dù trường có đầu tư trang thiết bị đến đâu thì cũng khó mà theo kịp DN, vì vậy việc gắn kết, tận dụng trang thiết bị, chuyên gia của DN là cần thiết để đào tạo kép.

TS. Phan Long (Viện Nghiên cứu Sư phạm kỹ thuật, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) thẳng thắn nói: Chất lượng nguồn nhân lực được quyết định bởi trình độ, năng lực của người dạy. Với mặt bằng năng lực sư phạm của người dạy nghề hiện nay mà đào tạo kép thì chưa ổn. Có nhiều trường tự bỏ tiền đưa giáo viên đi bồi dưỡng, nâng cao nhưng thực tế là bồi dưỡng xong là họ… đi luôn.

Bài, ảnh: Trn Trng Tri

Bình luận (0)