Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đào tạo nghề cho LĐNT: Định mức hỗ trợ còn thấp

Tạp Chí Giáo Dục

Các đa phương chưa xây dng đnh mc chi phí đo to cho tng ngh mà ch ban hành đnh mc h tr, do vy mc h tr thp, nh hưng cht lưng đào to ngh cho lao đng nông thôn (LĐNT).

Hc viên Trung tâm Bo tr Dy ngh và To vic làm cho ngưi tàn tt đang thc hành ngh trang đim

Đó là nhận định của lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện thí điểm đặt hàng và nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho LĐNT.

Nhân rng mô hình đào to ngh sơ cp

Tại hội nghị, ông Đào Văn Tiến (Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN) đã báo cáo tình hình thực hiện thí điểm đặt hàng đào tạo và nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho LĐNT. Theo đó, việc triển khai thí điểm đặt hàng đào tạo và nhân rộng mô hình này do Tổng cục GDNN thực hiện theo hai giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 2010-2012: Tổ chức thí điểm đặt hàng đào tạo nghề trình độ CĐ-TC cho đối tượng hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người LĐNT bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế và thí điểm các mô hình đào tạo trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng tại các địa phương trong cả nước; giai đoạn 2013-2017: Tổ chức nhân rộng các mô hình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng cho LĐNT có hiệu quả.

Về kết quả thực hiện, giai đoạn 2010-2012 đã có 26 trường (24 trường CĐ và 2 trường TC) tham gia đặt hàng đào tạo nghề cho LĐNT trình độ TC-CĐ với 37 nghề. Tỷ lệ LĐNT được học nghề đạt 86% chỉ tiêu kế hoạch. Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Tổng cục GDNN đã lựa chọn các cơ sở đủ điều kiện đặt hàng triển khai thí điểm đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Kết thúc giai đoạn, đã có 15.085 LĐNT được hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng.

Đối với việc triển khai nhân rộng mô hình đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho LĐNT, kết thúc giai đoạn 2013-2017, Tổng cục GDNN đã đúc kết và triển khai thực hiện các quy trình tổ chức đào tạo nghề tại các địa phương. Các mô hình đã xây dựng và đưa vào triển khai thực hiện như: Mô hình đào tạo phi nông nghiệp cho LĐNT theo yêu cầu về vị trí việc làm của doanh nghiệp (DN) và được DN tuyển dụng theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm; mô hình đào tạo tiểu thủ công nghiệp cho LĐNT, làng nghề, hình thành các tổ, nhóm sản xuất; mô hình đào tạo nghề máy trưởng, thuyền trưởng hạng IV cho ngư dân; mô hình cơ sở đào tạo phối hợp với DN tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật theo yêu cầu vị trí việc làm tại DN và được DN tuyển dụng theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm; mô hình đào tạo giáo viên, người dạy nghề giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp cho LĐNT do Hiệp hội GDNN và nghề công tác xã hội đề xuất…

Các đại biểu đánh giá công tác thí điểm và nhân rộng những mô hình đào tạo nghề cho LĐNT đã phát hiện và giải quyết những khó khăn, bất cập trong triển khai, từ đó đề xuất chỉnh sửa chính sách về đào tạo nghề. Khuyến khích sự tham gia của DN trong tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT. Hỗ trợ một phần giúp địa phương hình thành các vùng sản xuất, vùng chuyên canh, cung cấp nhân lực cho các khu công nghiệp và DN.

Đt hàng đào to t ngân sách

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại và hạn chế trong công tác triển khai thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho LĐNT. Cụ thể là các địa phương chưa xây dựng định mức chi phí đào tạo cho từng nghề, hiện các địa phương chỉ ban hành định mức hỗ trợ cho từng nghề, do vậy mức hỗ trợ đào tạo nghề thấp, ảnh hưởng chất lượng đào tạo. Sự tham gia của DN trong việc tuyển sinh, tư vấn học nghề, việc làm, xây dựng chương trình, giáo trình trong tổ chức đào tạo và tạo việc làm cho người học nghề còn hạn chế. Việc triển khai ở nhiều nơi còn chậm, ảnh hưởng tới kết quả thực hiện…

Phát biểu tại hội nghị, TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN) nhấn mạnh việc đặt hàng đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nước và đặt hàng theo nhu cầu của DN. Theo đó, Nhà nước có nhu cầu đặt hàng bằng việc bố trí ngân sách và đặt hàng bằng ngân sách Nhà nước thì phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Đối với DN có nhu cầu thì sử dụng nguồn lực sẵn có để đặt hàng. Việc đặt hàng đào tạo theo nhu cầu của DN đã được địa phương, cơ sở GDNN tích cực triển khai thực hiện. Về quy định hướng dẫn, đối với đào tạo đặt hàng trình độ TC-CĐ, tuy đã có cơ chế nhưng quy định cụ thể cách làm còn vướng mắc. Riêng với đào tạo đặt hàng trình độ sơ cấp, đã có quy trình và quy định hướng dẫn cụ thể. Điều quan trọng nhất trong đặt hàng đào tạo nghề là khung giá và định mức kinh tế – kỹ thuật hiện nay đang gặp một số vướng mắc.

TS. Trương Anh Dũng cũng cho rằng cần có nghiên cứu xây dựng các quy định cụ thể về đào tạo đặt hàng trình độ TC-CĐ trong thời gian tới. Việc đào tạo đặt hàng theo nhu cầu của DN phụ thuộc rất lớn vào sự năng động, sáng tạo của lãnh đạo các trường. Đối với việc thí điểm mô hình đào tạo, cần nghiên cứu, tổng kết những mô hình tốt, có hiệu quả để triển khai nhân rộng.

T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)