Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đào tạo nghề gắn với việc làm

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tuyn sinh giáo dc ngh nghip (GDNN) trên cc nhng năm gn đây đt t l khá cao, điu này cho thy nhìn nhn ca xã hi v h thng GDNN đã có nhiu chuyn biến tích cc. Tuy nhiên, các chuyên gia GDNN đánh giá t l này chưa đng đu, do mt s trưng chưa tht s ch đng làm mi đ thu hút ngưi hc.


Sinh viên Khoa CNTT Trưng CĐ Công ngh Th Đc đang thc tp ti doanh nghip
 

Không th đào to cái mình có

Năm 2020, hệ thống GDNN cả nước tuyển sinh được 2,28 triệu người, đạt 100,9% kế hoạch năm; trong đó tuyển sinh trình độ TC-CĐ là 580.000 người, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là 1,7 triệu người.

Rộng hơn, ở giai đoạn 2016-2020, tuyển sinh GDNN trên cả nước hơn 11 triệu người (đạt 103% kế hoạch), tăng hơn 21% so với giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, trình độ TC-CĐ chỉ đạt 2,5 triệu người, trong khi sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đạt 8,6 triệu người. Con số này cho thấy, tuyển sinh trình độ TC-CĐ còn thấp, trong khi đây là trình độ nhân lực mà thị trường lao động đang cần.

Theo các chuyên gia, mặc dù tuyển sinh GDNN khởi sắc trong những năm gần đây nhưng chưa đồng đều ở các ngành nghề cũng như các trường. Có nhiều nguyên nhân, song không thể không đề cập đến nguyên nhân “đào tạo cái mình có” chứ không “đào tạo cái mà xã hội cần” đang tồn tại ở một số trường. “Hiện nay, bên cạnh các trường mạnh dạn, chủ động bỏ các ngành nghề đào tạo không còn phù hợp với xu hướng để tập trung đầu tư các ngành nghề phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì vẫn còn không ít trường đào tạo các ngành nghề lạc hậu. Có rất nhiều ngành nghề trong những năm gần đây không còn tuyển sinh được nhưng các trường vẫn giữ, kết quả là mỗi năm chỉ tuyển được vài người và không thể mở lớp. Điều này gây lãng phí lớn về chi phí quản lý, tài chính của người học cũng như nhà trường nhưng ra trường lại khó kiếm việc làm”, hiệu trưởng một trường TC tại TP.HCM thẳng thắn nhìn nhận. Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Thủ Đức) khẳng định, một số ngành nghề khó tuyển sinh gần đây bởi không còn phù hợp. Người học cũng đã nắm bắt được xu hướng việc làm trong tương lai, chọn học các ngành nghề xã hội đang cần và có cơ hội việc làm cao. Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Nguyễn Hữu Dũng (Phó Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Hoàng Nam Khang) bày tỏ lo ngại: “Chúng tôi từng đến tham quan xưởng đào tạo của một trường nghề để đặt hàng đào tạo và thật sự bị sốc bởi nhiều trang thiết bị phục vụ đào tạo nghề tiện, phay… có tuổi đời trên 25 năm. Doanh nghiệp cần thợ giỏi nhưng sẽ không có thợ giỏi nếu họ được đào tạo với trang thiết bị lỗi thời như thế”.

TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho rằng muốn tuyển sinh được, phía nhà trường phải thực hiện đào tạo gắn với việc làm. Để làm được điều này, nhà trường phải có một mạng lưới doanh nghiệp với đầy đủ các ngành nghề mà trường đang đào tạo. Mạng lưới này được gắn chặt với từng chuyên ngành, từng khoa, cùng sự tư vấn, định hướng nghề nghiệp và tham gia đánh giá chất lượng đầu ra, đảm bảo quyền lợi của các bên, trong đó trên hết là quyền lợi của người học. Theo bà Hằng, các quốc gia như Úc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… có nền giáo dục phát triển, đặc biệt là hệ thống GDNN là nhờ đào tạo nghề gắn với việc làm. Họ đào tạo cái doanh nghiệp cần, đào tạo đúng địa chỉ và khi đã đi làm, người lao động vẫn được đào tạo thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của xu hướng công nghệ. Chính vì vậy, việc đào tạo lại gần như không có, nếu có chỉ là đào tạo bổ sung theo yêu cầu thay đổi công nghệ.

Đào to cái doanh nghip cn

Đại diện chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam” khuyến nghị, sự hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho các bên trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chương trình hợp tác cần được thống nhất các yếu tố chính mà các bên cần. Nhà trường và doanh nghiệp có quan điểm và cách suy nghĩ rất khác nhau. Nhà trường chú trọng đến chương trình giảng dạy và nội dung các chương trình giáo dục chính quy, trong khi đó doanh nghiệp tập trung vào các yêu cầu sản xuất và tuyển dụng. Để thu hẹp khoảng cách này, cần xác định đâu là những năng lực cần có để làm một nghề cụ thể? Yêu cầu và chuẩn tối thiểu đối với người học ở các cấp trình độ là gì? Những quy trình học tập trong trường và doanh nghiệp?… Ngoài ra, sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp cũng bao gồm các vấn đề sư phạm. Cần tính đến những khó khăn trong học tập và cách học tập khác nhau của người học để giảm tỷ lệ bỏ học, bởi đây là vấn đề lớn mà hầu hết các quốc gia đều gặp phải. Vì vậy, xây dựng các phương pháp sư phạm mới phải là một phần không thể thiếu trong hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuối cùng là đào tạo người thợ giỏi.


Hc sinh Trưng TC ngh K thut – Công ngh Hùng Vương thc hành ti doanh nghip

Ông Nguyễn Chí Trường (Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề,  Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng hợp tác với doanh nghiệp cũng là giải pháp để cải tiến, bồi dưỡng kỹ năng cho lực lượng lao động trong tương lai. “Chúng tôi kỳ vọng vào Kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia dự kiến tổ chức vào tháng 9 tới với sự tham gia của học sinh, sinh viên các trường, cơ sở đào tạo khác và cả lực lượng sản xuất từ cộng đồng doanh nghiệp. Kỳ thi không chỉ tuyển chọn thí sinh xuất sắc tham gia Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới năm 2022 mà còn là điều kiện thực tiễn để lực lượng nhà giáo, chuyên gia và lao động Việt Nam tiếp cận thêm kỹ năng mới, học hỏi và hoàn thiện yêu cầu theo khung trình độ quốc gia, tham chiếu khung trình độ ASEAN”, ông Trường nói.

Ông Lê Tấn Dũng (Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) đánh giá cao nỗ lực của các trường TC-CĐ trong việc hợp tác với doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho người học tiếp cận, thực hành ở môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ông Dũng cũng lưu ý, các trường cần chú trọng đào tạo những ngành nghề mà xã hội quan tâm, có tỷ lệ việc làm cao, đặc biệt là những ngành nghề công nghiệp trọng yếu. Bên cạnh hợp tác với doanh nghiệp trong nước, sự hợp tác với đối tác và doanh nghiệp nước ngoài cũng rất quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực hội nhập, tiệm cận với trình độ của khu vực và thế giới.

Bài, ảnh: T.Hng – T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)