Thực hành tại lớp sửa chữa ôtô |
Trường trung cấp (TC) nghề số 7 (TPHCM), mỗi năm đào tạo nghề và (GTVL) cho hàng trăm người, trong đó phần lớn là bộ đội xuất ngũ (BĐXN) và con em những gia đình chính sách.
Trưởng phòng đào tạo Trường TC nghề số 7 – thượng tá Cổ Tấn Vũ Luân nói, trường thường xuyên tuyển sinh đào tạo nghề theo hai hệ TC nghề và sơ cấp nghề các ngành sửa chữa ôtô, điện công nghiệp, sửa chữa lắp ráp máy tính, tiện kim loại, dược tá, cơ khí, lái ôtô…
Học viên (HV) là BĐXN nếu theo học các ngành sửa chữa ôtô, điện công nghiệp, kỹ thuật lắp ráp sửa chữa máy tính, tiện và hàn được miễn hoàn toàn học phí. Những đối tượng là con em những gia đình chính sách cũng giảm từ 30 – 50% học phí. Ngoài ra, nhà trường cũng miễn phí nội trú cho những đối tượng HV là BĐXN.
Để HV ra trường có VL ngay, nhà trường rất chú trọng khâu quan hệ với các DN. Ngoài ra, trường còn định hướng, xác định được ngành nghề nào XH và các DN đang cần, do nắm bắt được thông tin kịp thời về thị trường LĐ từ các KCN, KCX tại TPHCM và các tỉnh bạn. Nhà trường đã điều chỉnh phương pháp giảng dạy sát với thực tế, ngay từ những khóa đầu 100% HV ra trường đều có VL ngay.
Theo thượng tá Luân: "Từ năm 2005 – 2008 đã có 379 HV là quân nhân, BĐXN được nhận bằng tốt nghiệp (hệ dài hạn và ngắn hạn) các ngành điện công nghiệp, lắp ráp máy tính, sửa chữa ôtô, cắt gọt kim loại".
Những HV này đã được giới thiệu vào làm việc tại những DN như: Cty Hong Ikvina tại KCX Tân Thuận, Cty DarLing KCN Bình Dương, Cty xe máy Đô Thành, Cty Thành Phong KCN Tân Bình…
Thượng tá, Đào Công Đáng – Trưởng phòng Tư vấn và GTVL cho biết, năm 2008 phòng đã giới thiệu VL cho 600 lượt BĐXN và tư vấn hướng nghiệp cho 5.700 quân nhân và BĐXN. Ngoài ra, còn có 1.600 quân nhân, BĐXN đăng ký học nghề. Niên học 2008 – 2009 có 703 HV là BĐXN đang theo học các ngành điện công nghiệp, sửa chữa lắp ráp máy tính, cắt gọt kim loại, sửa chữa ôtô.
Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng lớp sơ cấp điện tử nói, đúng vào lúc đang phân vân không biết ra quân sẽ làm gì, học ngành nào để có thể tìm được VL, thì trước ngày ra quân khoảng một tháng, Tuấn và anh em đã được các thầy cô của Trường TC nghề số 7 đến và tư vấn về nghề nghiệp, hướng nghiệp tại đơn vị. Biết được những ưu tiên của trường, Tuấn và 10 cựu quân nhân khác đăng ký theo học sơ cấp nghề. Sau ba tháng được học trực tiếp từ thầy trưởng khoa theo hình thức "cầm tay chỉ việc" trên mô hình thật, Tuấn đã có thể lắp ráp, sửa chữa được máy tính và amply. Tuấn cho nói: "Học song sẽ đi làm ngay, nhưng sẽ tiếp tục đăng ký học tiếp lên hệ TC".
Học năm 3 tại chức của Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cựu quân nhân Nguyễn Minh Thái vẫn đăng ký vào học lớp TC ngành điện tử – máy tính. Theo Thái, thứ nhất, học lực của Thái có thể theo kịp chương trình của hai nơi. Thứ hai, học ở Trường TC nghề số 7 được học ngay trên mô hình thật, rất giống với một kỳ thực tập dài ngày tại các DN. Những kiến thức này sẽ bổ sung rất hữu ích cho Thái làm bài luận văn tốt nghiệp đại học và nhất là khi đi tìm việc không sợ thiếu kinh nghiệm.
Đại tá Luân cho biết: "Không chỉ quân nhân, BĐXN thuộc Quân khu 7, mà BĐXN của các quân khu khác cũng được hưởng chế độ học nghề và GTVL như nhau".
Bình luận (0)