Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đào tạo nghề phải hướng đến doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các chuyên gia khng đnh, giáo dc ngh nghip (GDNN) Vit Nam là ch da vng chc ca doanh nghip khi đào to và cung ng ngun nhân lc có chuyên môn cao, k năng tt và đc bit là có năng lc tiếp cn công ngh mi.

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tng cc trưng Tng cc GDNN, B LĐ-TB&XH) phát biu ti hi tho

Tại hội thảo “GDNN vì doanh nghiệp” do Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Tổng cục GDNN (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức mới đây tại TP.HCM, nhiều đại biểu trong và ngoài nước đều đánh giá cao nỗ lực mà các trường nghề của Việt Nam trong đổi mới tư duy đào tạo, kết nối doanh nghiệp và đón đầu xu thế công nghệ. Điều này đã góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội về bằng cấp, việc làm, xa hơn là có cái nhìn thoáng về GDNN, đồng thời khẳng định vị thế của các trường nghề.

TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) khẳng định, bên cạnh đào tạo chuyên môn, phát triển kỹ năng nghề là vấn đề quan trọng và cần thiết để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Dự báo trong 10 năm tới, trên thế giới có khoảng 250 triệu lao động trẻ chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu lao động có kỹ năng, lấy kỹ năng làm trung tâm để nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng trưởng GDP của quốc gia hàng năm. “Hiện nay Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực để xây dựng quốc gia khởi nghiệp, có năng lực cạnh tranh, tăng trưởng GDP và hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình khá trong tương lai. Việt Nam xác định phát triển GDNN, kỹ năng nghề là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, nếu người lao động không hội đủ những kỹ năng, dù chuyên môn có giỏi đến đâu cũng khó mà cạnh tranh ở thị trường lao động mở”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đóng góp ý kiến tại hội thảo, bà Joanna Wood (Tham tán giáo dục, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam) cho rằng không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ lợi ích của GDNN, vì vậy phần lớn giới trẻ vẫn xem học ở trường nghề là lựa chọn thứ yếu. “Thực tế này không chỉ có ở Việt Nam mà còn ở một số quốc gia khác. Chính phủ Úc cũng đã dành hơn 30 năm để làm thay đổi nhận thức và phát triển GDNN để có kết quả như hôm nay. Do đó, hiện nay Úc được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới”, bà Joanna Wood cho biết.

Từ thành công GDNN của Úc, bà Joanna Wood chia sẻ: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phát triển mạnh mẽ, ngày nay cần đa dạng các hình thức và ngành nghề, linh hoạt trong các nội dung đào tạo nhằm giúp học sinh – sinh viên kịp thời nắm bắt những kiến thức mới, qua đó bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại. Bà Joanna Wood cũng đánh giá cao mô hình đào tạo hiện nay của một số trường nghề ở Việt Nam, cụ thể là có cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị hiện đại và hơn hết là đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Đây là cơ sở để đào tạo nghề hướng đến doanh nghiệp, vì doanh nghiệp.

Các đi biu tham d hi tho

Ở góc nhìn khác, nhà sáng lập “Know one, teach one” (KOTO) Jimmy Phạm nhìn nhận, hiện nay các cơ sở GDNN không trao “cần câu” cho học sinh – sinh viên mà phải trao “cần câu công nghệ” giúp người học tiếp cận với công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Để làm được điều này cần tăng cường công tác phối hợp, liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDNN và doanh nghiệp, giúp học sinh – sinh viên phát triển nhanh, học đúng nghề, tìm được việc làm thích hợp, có cơ hội để nghiên cứu, học tập liên thông lên cao hơn. “Đào tạo gắn kết giữa lý thuyết và thực hành, kỹ năng mềm, công nghệ và ngoại ngữ, có như vậy người học mới phát huy được năng lực toàn diện mà doanh nghiệp cần ở người lao động”, ông Jimmy Phạm lưu ý.

Tun l k năng ngh Úc ti Vit Nam

Từ ngày 21 đến 24-10, tại Hà Nội và TP.HCM đã diễn ra Tuần lễ kỹ năng nghề Úc với nhiều hoạt động, trong đó có tọa đàm, hội thảo liên quan đến đào tạo, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là trình diễn kỹ năng nghề. Đây là dịp để các cơ sở GDNN và doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối, quảng bá cho hệ thống GDNN. TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho biết sự kiện trên là một hoạt động trong chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ về GDNN, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực đào tạo nghề. Đại diện các trường nghề sẽ học hỏi kinh nghiệm của Úc về nâng cao chất lượng GDNN tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là cơ hội cho phụ huynh, học sinh – sinh viên hiểu rõ và thấy được giá trị của nghề nghiệp trong tương lai, từ đó lựa chọn GDNN để xây dựng cuộc sống của mình.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã trao đổi các giải pháp hợp tác, liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế của GDNN ngang bằng với giáo dục ĐH. Làm thế nào để thu hút nữ giới học nghề cũng là nội dung được các đại biểu quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm bên lề hội thảo. Đại diện các trường TC-CĐ cho biết hiện nữ sinh học các nghề kỹ thuật không phải là hiếm, trong đó có các nghề khá đặc thù lâu nay chỉ có nam học là cơ khí động lực, công nghệ ô tô, tiện, phay… “Mỗi năm trường có chính sách học bổng dành cho sinh viên nữ theo học các ngành kỹ thuật”, đại diện một trường CĐ thông tin.

Bài, ảnh: T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)