Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đào tạo nghề thời chuyển đổi số

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong bi cnh chuyn đi s, xu hưng chuyn dch quc tế ca th trưng lao đng và tác đng ca đi dch Covid-19, cũng như các quc gia khác, Vit Nam cn ngun nhân lc cht lưng đáp ng yêu cu mi.


Trưc yêu cu ca chuyn đi s và tác đng ca dch Covid-19, giáo viên giáo dc ngh nghip đã đưc trang b nhng k năng thích ng (nh chp trưc khi dch Covid-19 bùng phát)

Theo các chuyên gia tham dự tọa đàm “Hợp tác quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp: Cơ hội và tiềm năng” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức trong khuôn khổ Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021 mới đây, đội ngũ nhà giáo có vị thế quan trọng trong phát triển đào tạo nghề.

Giáo viên trưc tác đng ca công ngh 4.0 và dch Covid-19

Tại tọa đàm, ông Chékou Oussouman (đại diện Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF khu vực châu Á – Thái Bình Dương) mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm sự hợp tác và đổi mới trong cách tiếp cận cũng như quan hệ đối tác trong phát triển GDNN Việt Nam, đặc biệt là phát triển năng lực đội ngũ giáo viên. Ông Chékou Oussouman khẳng định, các quốc gia thành viên của khối Pháp ngữ tại châu Á và châu Âu có dân số trẻ và nhu cầu cao về GDNN. Theo đó, từ nay đến năm 2030, có khoảng 800 triệu việc làm sẽ biến mất dưới tác động của những đổi mới về công nghệ và có 85% việc làm vào năm 2030 chưa xuất hiện ở thời điểm hiện tại. Đây là cơ hội và cũng là thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bà Trần Thị Mai (Giám đốc Trung tâm Pháp ngữ châu Á – Thái Bình Dương) cho biết, từ kinh nghiệm về dự án hợp tác quốc tế “Thúc đẩy hội nhập GDNN thông qua đào tạo nghề cho giới trẻ ở Việt Nam, Lào, Campuchia” cho thấy định hướng công tác đào tạo nghề theo phương pháp tiếp cận năng lực (APC) rất hiệu quả. Đây là cơ sở để nâng cao năng lực quản lý và đánh giá các chương trình đào tạo nghề. Bà Mai khẳng định, sau một thời gian thí điểm tại một số trường nghề ở Việt Nam, đến nay dự án đảm bảo tính bền vững và có thể nhân rộng mô hình đào tạo nghề theo APC trên toàn quốc từ năm 2021.

Được biết, trong giai đoạn 2017-2020, dự án này đã thực hiện khá thành công với hơn 1.500 giáo viên và cán bộ quản lý được tập huấn về phương pháp APC; 74 cơ sở GDNN và 5 trường ĐH sư phạm kỹ thuật được tham gia dự án. Đặc biệt là có 11 nghề được biên soạn bộ chuẩn theo APC, gồm: thiết kế đồ họa, dịch vụ pháp lý, tài chính ngân hàng, dược sĩ, thú y, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, điện – điện tử, điện công nghiệp, cơ khí, cơ điện tử, sửa chữa và lắp ráp máy tính.

Ông Lê Tấn Dũng (Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH) nhìn nhận chất lượng đào tạo nghề ngày càng được nâng cao, minh chứng là được doanh nghiệp đón nhận và đặt hàng đào tạo. Tuy nhiên, với xu hướng dịch chuyển quốc tế của thị trường lao động, trình độ của đội ngũ giáo viên phải được nâng cao hơn nữa không chỉ ở chuyên môn mà còn ở kỹ năng thích ứng với chuyển đổi số. Đây là điều kiện tiên quyết để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cung ứng cho thị trường đáp ứng theo những yêu cầu mới.

Doanh nghip không th đng ngoài cuc

Bà Nguyễn Việt Hương (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) đánh giá cao sự hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH với các tổ chức quốc tế để phát triển năng lực nhà giáo GDNN. Theo bà Hương, bên cạnh chính sách để phát triển đội ngũ nhà giáo, cần có sự hợp tác từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp… để nâng cao năng lực đội ngũ, nhất là trước cơ hội hội nhập cũng như thách thức của chuyển đổi số và tác động của dịch Covid-19. Trên cơ sở kinh nghiệm hợp tác trước đây, để hiệu quả lâu dài và bền vững, bà Hương gợi ý, trong hợp tác, các bên cần xây dựng dự án cụ thể với mục tiêu hướng đến tăng cường chất lượng đội ngũ, trong đó có cả cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đào tạo đến từ doanh nghiệp.

Tại buổi góp ý về đề án phát triển Trường CĐ Kỹ nghệ II mới đây, TS. Phan Chính Thức (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội) cho rằng, để nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo GDNN không thể thiếu sự hợp tác, chia sẻ của các chuyên gia, trong đó có chuyên gia đến từ các trường, doanh nghiệp và những chương trình đào tạo nghề đã được chuyển giao. Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) đánh giá cao vai trò của doanh nghiệp trong thu hút người học. “Doanh nghiệp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, trực tiếp đào tạo thực hành, đánh giá đầu ra và sử dụng lao động. Trường nghề tuyển sinh được, tồn tại được không thể thiếu doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng không thể đứng ngoài cuộc khi mình cần nguồn nhân lực chất lượng cao”, TS. Hằng nói.

Tại lễ bế giảng Hội giảng Nhà giáo GDNN toàn quốc 2021, nhiều bài giảng được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về chất lượng có sự chuyển biến so với các lần trước đó. Ông Lê Tấn Dũng khẳng định, lần đầu hội giảng được tổ chức trực tuyến nhưng có sự đầu tư, sáng tạo trong phương pháp, lôi cuốn người học trực tuyến. Điều này cho thấy đội ngũ giáo viên đã có bước chuẩn bị, đủ năng lực cho quá trình chuyển đổi số.

Ông Vũ Xuân Hùng (Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN) cho biết, đến nay Bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế, trong đó có 12 nghề từ Úc và 22 nghề từ Đức. Để triển khai đào tạo tại các trường, đội ngũ giáo viên cũng đã được đối tác chọn đưa đi đào tạo ở nước ngoài về kỹ năng, phương pháp giảng dạy phù hợp và được công nhận đủ điều kiện giảng dạy theo chương trình chuyển giao bởi một đơn vị độc lập. Người học tốt nghiệp các chương trình đào tạo thí điểm ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh thấp nhất đạt trình độ B1 đến B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu, đủ điều kiện tham gia thị trường lao động trong khu vực ASEAN và quốc tế.

Bài, ảnh: T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)