Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đào tạo nghề trong kỷ nguyên số

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc cách mng công nghip 4.0 đã tác đng mnh đến nhiu ngành ngh, đc bit là các ngành ngh k thut, sn xut công nghip… Đ có ngun nhân lc cht lưng cao đáp ng yêu cu xã hi, bên cnh đi mi chương trình, đòi hi ngưi thy và th trong đào to ngh phi thay đi suy nghĩ.

Sinh viên Trưng CĐ K ngh II đưc đi din DN trang b k năng mm

“Đ mt” tìm th c

PGS.TS Lê Đình Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An) cho rằng thợ cả của doanh nghiệp (DN) có vai trò quyết định trong chất lượng đào tạo nghề. Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay chưa thoáng, chưa có chính sách thu hút đầu tư đối với DN tham gia đào tạo nghề thì việc tìm được DN có uy tín, thợ cả có tâm và tài là không đơn giản.

Khoảng cách giữa trường nghề và DN những năm gần đây đã được rút ngắn lại, đó là điều không thể nhìn nhận. Theo đó, DN chủ động tìm đến trường để đặt hàng đào tạo, gợi ý hợp tác đào tạo để chuẩn bị đội ngũ nhân lực lâu dài cho đơn vị nhưng con số này là chưa nhiều. Bà Nguyễn Thị Anh Đào (Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) khẳng định: Để mời được 10 DN và 10 cử nhân lành nghề hợp tác đào tạo hiện nay là rất khó. Thực tế có rất ít DN quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, sẵn sàng hợp tác mà không tính toán đến chi phí, bởi họ nhận thức đó là nguồn nhân lực lâu dài của đơn vị.

Ông Lý Tất Vinh (Công ty Du lịch Chợ Lớn, giảng viên Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) cho biết trong hợp tác đào tạo, làm lợi cho DN là điều kiện mặc định, còn cái lợi cho nhà trường chính là xây dựng được thương hiệu, chất lượng đào tạo được DN đánh giá cao. Hiện nay, thu nhập CEO tại các nhà hàng, khách sạn lên đến 6.000-7.000 USD/tháng, như vậy để mời họ về giảng dạy là không dễ. Vì thế rất cần có cơ chế mở để mời giảng viên thỉnh giảng, họ là những người thành đạt, giỏi nghề, có khả năng xử lý tình huống tốt chứ không nhất thiết phải là cử nhân. “Quy định về bằng cấp của thợ cả hiện nay là rào cản lớn đối với các trường trong việc tìm kiếm người giỏi hỗ trợ đào tạo thực hành cho học sinh – sinh viên”, ông Vinh nói.

Với mặt bằng chung hiện nay, thù lao của các chuyên gia, những CEO nổi tiếng – mỗi ngày phải được nhận thấp nhất 2 triệu đồng, tùy theo lĩnh vực. Tuy nhiên, với tình hình tuyển sinh èo uột như hiện nay, ngân sách phân bổ trên đầu người học nghề thấp, các trường đã và đang xây dựng lộ trình tự chủ…, liệu các trường có đủ điều kiện để mời họ về giảng dạy? Đó là câu hỏi được đặt ra trong buổi họp bàn nâng cao chất lượng đào tạo bậc TC-CĐ do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức mới đây.

Gii chuyên môn, thiếu k năng: bng 0

Ông Trần Việt Quân (Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Bách khoa Group) cho rằng trong nhiều kỹ năng, kỹ năng đọc sách là cốt lõi, đây là điều kiện để phát triển chuyên môn và đạo đức của người học. Người thầy ở trường phải có kỹ năng mới trang bị được cho học sinh – sinh viên kỹ năng mềm. Đến môi trường thực hành, người thợ cả sẽ trang bị kỹ năng cứng, đó chính là kỹ năng thực hành, kỹ năng vận hành trang thiết bị… Nếu người thầy và thợ giỏi chuyên môn nhưng thiếu kỹ năng thì cũng bằng… 0.

Đề cập đến vai trò của người thầy trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) đánh giá: Trước cuộc cách mạng số, 40% kỹ năng cơ bản của giáo dục nghề nghiệp sẽ bị robot thay thế. Trí tuệ nhân tạo sẽ tạo cú hích lớn làm thay đổi văn hóa làm việc sang sư phạm số. Với công nghệ số, giáo dục đi theo hướng nâng cao vai trò của sức sáng tạo, từ đó người học mới có sự sáng tạo. Đây là yếu tố quyết định đến sự cạnh tranh toàn cầu, dạy chuyên môn còn phải dạy về tư duy sáng tạo. Người thầy và thợ phải chuyển từ nền giáo dục tay nghề sang giáo dục kỹ năng, làm việc cả đời, học tập cả đời, nếu không mạnh dạn thay đổi sẽ lạc hậu và “chết” đi.

Trưng ngh phi có hưng tiếp cn vi DN

ThS. Nguyễn Minh Tuấn (Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) đánh giá, người học nghề nếu không có môi trường thực hành tốt thì sẽ hạn chế khả năng thăng tiến trong tương lai. Đào tạo một học sinh – sinh viên có đủ năng lực thực hành nghề đòi hỏi các khoa phải xây dựng được học kỳ DN, đưa người học đến DN thực hành, làm việc…  Tuy nhiên, một số đơn vị xây dựng chương trình không phù hợp (thời gian ngắn, DN phải mất thêm người quản lý, đó là chưa kể người học không tuân thủ nội quy DN…) khiến DN không mặn mà hợp tác. Vì thế, để thay đổi nhận thức từ phía DN, các trường phải có hướng tiếp cận khác, đặc biệt là đưa ra giải pháp giảm thiểu chi phí cho DN. Đồng thời phân tích lợi ích và giải quyết những khó khăn mà DN gặp phải, thiết kế thời gian linh hoạt (tối thiểu 2 học kỳ/ 6 tháng), người học làm lợi cho DN…

Để đảm bảo điều kiện đứng lớp đối với thợ cả, Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết Sở LĐ-TB&XH TP.HCM đã yêu cầu các trường có hợp tác với DN trong đào tạo nghề lập danh sách những người đứng lớp (thợ cả tại DN) để sở tổ chức đào tạo lấy chứng chỉ nghề theo đúng quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Ông Lâm cũng yêu cầu các trường rà soát lại trình độ chuyên môn của giáo viên, giảng viên để có hướng đào tạo nâng cao. Về phía DN, cử người đứng lớp thực hành phải có trình độ kỹ năng nghề cao, có đạo đức, đặc biệt là hết lòng với nghề, với người học.

T.Anh

 

Bình luận (0)