Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đào tạo nguồn nhân lực cần xuất phát từ nhu cầu thực tiễn

Tạp Chí Giáo Dục

Theo S Ni v TP.HCM, gii pháp căn cơ đ đy mnh và nâng cao cht lưng đào to ngun nhân lc phi xut phát t nhu cu thiết thc ca mi cơ quan, đơn v; gn vi cơ chế tuyn chn, đ c nhân s tham gia phù hp vi yêu cu v trí vic làm.


Gi hc ca mt lp trung cp lý lun chính tr – hành chính do Hc vin Cán b TP.HCM đào to

Sở này cho rằng, đào tạo, bồi dưỡng là một trong những khâu then chốt của công tác cán bộ. Để đảm bảo cán bộ, công chức, viên chức được tiếp cận đầy đủ thông tin, trang bị kiến thức phù hợp nhằm thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao, nhất thiết phải quan tâm đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Nhiu kết qu quan trng

Sở Nội vụ TP.HCM đã tóm tắt một số kết quả về phối hợp với các cơ sở đào tạo thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thời gian qua. Đồng thời, đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của thành phố hằng năm, Sở Nội vụ TP.HCM đã phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo rất nhiều lớp trung cấp lý luận chính trị – hành chính; bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch/chức danh nghề nghiệp, theo yêu cầu vị trí việc làm… đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập, nâng cao trình độ. Trong đó, từ năm 2016 đến nay, trên 23.217 cán bộ, công chức, viên chức đã được đào tạo trung cấp lý luận chính trị – hành chính; 2.647 lượt học viên tham gia các lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ. Cũng từ năm 2016 đến nay, Sở Nội vụ TP.HCM đã phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước cho 24.134 lượt học viên; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm và ngành, lĩnh vực cũng như bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kiến thức về văn hóa công vụ cho trên 27.835 lượt học viên.

Bên cạnh đó, Sở Nội vụ TP.HCM còn phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp huyện và cấp phòng cho trên 6.765 lượt cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, các trường ĐH, học viện của thành phố cũng đã phối hợp với Ban tổ chức Thành ủy đào tạo sau ĐH cho các học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ thành phố và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội thành phố.

Sở Nội vụ TP.HCM đánh giá, công tác phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố; gắn kết tốt với thực hiện các chủ trương về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù. Việc phối hợp đào tạo, bồi dưỡng đã trải qua thời gian dài nên các cơ quan, đơn vị của thành phố cũng như các cơ sở đào tạo đã có nhiều kinh nghiệm và chuyên nghiệp hơn. Đội ngũ giảng viên, quản lý đông đảo, có trình độ và chuyên môn cao cùng với cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy đã giúp các cơ sở đào tạo phát huy được thế mạnh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Sở Nội vụ TP.HCM cũng chỉ ra một số hạn chế như việc phối hợp đào tạo, bồi dưỡng vẫn chỉ xoay quanh một số chương trình, lĩnh vực nhất định trên cơ sở thẩm quyền và nhiệm vụ chính trị của các cơ sở đào tạo. Những chương trình, khóa học về chuyên môn chủ yếu theo yêu cầu phục vụ công vụ, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức; khó bao phủ khắp các lĩnh vực của những trường thành viên trong Hội đồng Hiệu trưởng thành phố. Quy trình, thủ tục tổ chức lớp học còn phức tạp, chiếm nhiều thời gian và tiêu chí lựa chọn đơn vị đào tạo chủ yếu căn cứ vào chi phí nên phần nào ảnh hưởng đến cơ hội của các trường, đơn vị tham gia. Việc chi ngân sách để hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, người lao động hiện còn khó khăn.

Chú trng khâu d báo nhu cu

Một số phương hướng, giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đề ra trong thời gian tới có nhấn mạnh việc chú trọng dự báo nhu cầu.

Sở Nội vụ TP.HCM cho rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của mỗi cơ quan, tổ chức. Muốn đào tạo nhân lực chất lượng cao được “đúng” và “trúng”, phải thực hiện đầy đủ, chất lượng các khâu đánh giá, xác định nhu cầu nhân lực của từng cơ quan, đơn vị. Trước hết, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần tiến hành rà soát những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó đánh giá khách quan về thực trạng nguồn lực con người tại cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch, phương án tuyển chọn nhân sự và triển khai đào tạo. Nói cách khác, hiệu quả công tác đào tạo phụ thuộc vào chất lượng, độ chính xác của công tác dự báo nhu cầu.

Thứ hai, cần tập trung nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của nguồn lực con người nói chung và tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao nói riêng. Mỗi cấp ủy, người đứng đầu và tập thể lãnh đạo, quản lý cần coi đào tạo, bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, có tính cốt yếu trong công tác cán bộ. Thứ ba, công tác xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần nghiên cứu, đánh giá tổng thể xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm để xác định phương hướng đào tạo. Trên cơ sở đó, cơ quan, đơn vị được phân công xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch đào tạo của thành phố sẽ nghiên cứu, dự báo nhu cầu tổng thể để đảm bảo bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ, kỹ năng chuyên môn phù hợp.

Theo S Ni v TP.HCM, đ tiếp tc là đa phương đi đu trong thu hút các ngun lc phát trin kinh tế – xã hi, giai đon hin nay và nhng năm sp ti, TP.HCM cn tiếp tc đy mnh đào to, bi dưng cán b, công chc, viên chc trên cơ s phát huy hiu qu phi hp và nâng cao hơn na v thế ca Hi đng Hiu trưng các trưng ĐH. Gii pháp căn cơ đ đy mnh và nâng cao cht lưng đào to ngun nhân lc phi xut phát t nhu cu thiết thc ca mi cơ quan, đơn v, gn vi cơ chế tuyn chn, đ c nhân s tham gia đào to, bi dưng phù hp vi yêu cu v trí vic làm.

Thứ tư, tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa việc phối hợp giữa các cơ quan của thành phố với các trường, học viện, cơ sở đào tạo thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng thành phố. Trước mắt, các đơn vị đã được lựa chọn tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng của thành phố cần tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. “Thời gian tới, các cơ quan, đơn vị của thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó, ưu tiên phối hợp với các trường, học viện là thành viên của Hội đồng Hiệu trưởng thành phố nhằm phát huy lợi thế, nguồn lực vật chất, đội ngũ giảng viên chất lượng của các trường…” – báo cáo của Sở Nội vụ TP.HCM cho biết.

Thứ năm, tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, học viên chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường và phát huy nguồn lực xã hội hóa. Trong điều kiện nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập (nhất là những đơn vị chưa tự chủ) còn eo hẹp, việc khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm nguồn kinh phí tài trợ, học bổng từ các trường, các tổ chức, doanh nghiệp là rất cần thiết.

Thc Trân

 

Bình luận (0)