Sự kiện giáo dụcTin tức

Đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo Cổng thông tin Bộ GD-ĐT, tuần qua Bộ GD-ĐT đã tổ chức tọa đàm về “Nhu cầu và chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao”. PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) cho biết, theo Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8-6-2021 của Chính phủ, Bộ GD-ĐT được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng “Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao”, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2022. Bước đầu đề án xác định mục tiêu đến năm 2030, phát triển các chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng nhanh số lượng đội ngũ nhân lực này phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên, từ đó tác động tới phát triển nguồn nhân lực trình độ cao nói chung. Điều này nhằm góp phần đạt được mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có ngành công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Tầm nhìn đến năm 2045, các chương trình đào tạo được phát triển và nhân rộng mô hình trong toàn hệ thống, thích ứng linh hoạt với bối cảnh và nhu cầu trong nước. Các nhóm, lĩnh vực đào tạo thăng hạng trong các bảng xếp hạng quốc tế; quy mô tuyển sinh, đào tạo và tốt nghiệp tăng trưởng bền vững; cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực công nghệ cao tại các doanh nghiệp và địa phương. Những nhiệm vụ trọng tâm được dự kiến gồm đào tạo và đào tạo lại nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao; thu hút các cá nhân, doanh nghiệp, bên liên quan tham gia công tác này. Tại tọa đàm, đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, doanh nghiệp đề xuất cơ chế tài trợ, phân bổ kinh phí đào tạo, nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục ĐH đào tạo nhân lực công nghệ cao. Trong đó nhấn mạnh đến chính sách thu hút người dạy, người học cùng tham gia cũng như những chính sách ưu tiên khác cho các bên. Đại diện ban soạn thảo đề án, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy ghi nhận, tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Các ý kiến này đã khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp ở tất cả các khâu đào tạo cũng như tiếp nhận nguồn nhân lực chất lượng cao sau đào tạo; đánh giá cao vai trò của cơ sở giáo dục ĐH từ đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm… và nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng đầu vào, thu hút sinh viên giỏi, đảm bảo chuẩn tối thiểu theo quy định. Theo bà Thủy, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện đề án sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến, sáng kiến đột phá để đề án có thể đáp ứng mục tiêu.

Vit Ngân

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)