Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Đào tạo nhân lực du lịch trong trường ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 9-4, Trưng ĐH Hoa Sen phi hp S Du lch TP.HCM t chc hp báo thông tin v vic đng t chc din đàn Ngun nhân lc du lch Vit Nam 2019 (Vietnam Tourism Human Resources Forum). Theo đó, din đàn s din ra ln đu tiên vào ngày 12-4 ti, có ch đ “Đào to ngun nhân lc du lch Vit Nam đ phát trin ngành kinh tế trng đim” ti Hi trưng Thng Nht (135 Nam K Khi Nghĩa, Q.1, TP.HCM).

GS.TS Mai Hng Qu (Hiu trưng Trưng ĐH Hoa Sen) thông tin v din đàn Ngun nhân lc du lch Vit Nam ti bui hp báo

Diễn đàn dự kiến thu hút hơn 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các bộ, ban ngành liên quan, các sở du lịch trong nước; các chuyên gia từ nhiều cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và đơn vị đào tạo ngành du lịch… Dịp này, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch gặp gỡ trao đổi đánh giá khách quan, toàn diện và khoa học nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam hiện nay; phân tích thực trạng, nhu cầu đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đồng thời tham khảo kinh nghiệm các cơ sở đào tạo du lịch trong và ngoài nước từ đó kiến nghị cho các bộ, ban ngành và UBND TP.HCM về vấn đề nhân lực và đổi mới đào tạo nhân lực ngành du lịch.

Cụ thể, các đề tài tham luận và thảo luận tại diễn đàn tập trung vào các nội dung như thực trạng và quan điểm đổi mới đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam; hoạch định chính sách trong phát triển nguồn nhân lực du lịch; đào tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về du lịch; ứng dụng hiệu quả công nghệ mới trong đào tạo nhân lực ngành du lịch…

Tại buổi họp báo, GS.TS Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, trong diễn đàn sắp tới, dự kiến sẽ có buổi ký kết giữa 8 trường ĐH có đào tạo ngành du lịch nhằm hướng đến thực hiện hiệu quả những đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Sáng nay (10-4), Trường ĐH Văn Lang cũng tổ chức hội thảo quốc tế “Du lịch cộng đồng và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa”, trong đó, các bài viết, đóng góp từ các nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định chính sách và kinh doanh du lịch đã tập trung vào các chủ đề chính là: Phân phối lợi ích của các bên tham gia vào du lịch cộng đồng; thách thức và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển du lịch cộng đồng.

Cũng theo thông tin được nêu ra từ hội thảo; trong hơn nửa thế kỷ qua, du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế quan trọng, là đòn bẩy hiệu quả của quá trình toàn cầu hóa. Những lợi ích ngành du lịch mang lại thúc đẩy nhiều nước đang phát triển đầu tư mạnh vào các hoạt động du lịch làm cơ sở cho phát triển, đặc biệt là về kinh tế. Tuy nhiên sự phân chia lợi ích từ du lịch vẫn còn tồn tại nhiều bất bình đẳng, vì phần lớn lợi ích này chảy về các quốc gia gửi khách hoặc các công ty du lịch đa quốc gia hơn là đóng góp vào những cộng đồng địa phương của quốc gia đón khách. Mặt khác chất lượng cuộc sống, văn hóa và môi trường của các cộng đồng địa phương này lại ngày càng giảm sút, trong khi cộng đồng tiếp đón với văn hóa bản địa đặc thù lại là nhân tố chính thúc đẩy nhu cầu du lịch và thu hút du khách đến địa phương.

Hội thảo cũng đề cập, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa lâu đời với sự đa dạng của nhiều cộng đồng dân cư trải dài trên ba miền đất nước. Đây là một lợi thế so sánh rất lớn trong phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên tính bền vững của những hoạt động này vẫn là vấn đề cần được tìm hiểu nhiều hơn nữa.

Mê Tâm

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)