Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn được ưu tiên hàng đầu

Tạp Chí Giáo Dục

Đào to ngun nhân lc ngành công nghip bán dn đưc ưu tiên hàng đu; đưc áp dng cơ chế chính sách đc thù, đt phá, cnh tranh v ưu đãi đu tư, s dng ngân sách Nhà nưc, tài sn công cũng như thu hút chuyên gia, nhân tài, h tr tài chính cho ging viên và ngưi hc.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là một trong 18 cơ sở giáo dục ĐH được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn 

Đây là nội dung được xác định trong chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ưu tiên đu tư phòng thí nghim cho 18 cơ s giáo dc ĐH

Chương trình này đặt mục tiêu đào tạo ít nhất 50 ngàn nhân lực trình độ ĐH trở lên và đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn cho 1.300 giảng viên Việt Nam vào năm 2030. Trong 50 ngàn nhân lực này có ít nhất 42 ngàn kỹ sư, cử nhân; 7.500 học viên thạc sĩ và 500 nghiên cứu sinh. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 5.000 nhân lực có chuyên môn sâu về trí tuệ nhân tạo phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Còn 1.300 giảng viên được đào tạo chuyên sâu về công nghiệp bán dẫn sẽ phục vụ giảng dạy tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở hỗ trợ đào tạo và doanh nghiệp.

Cũng đến năm 2030, căn cứ khả năng cân đối, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia và các phòng thí nghiệm cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành này tại 18 cơ sở giáo dục ĐH công lập trên cả nước. Cụ thể, 18 cơ sở giáo dục ĐH công lập được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới gồm: Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM); Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội); ĐH Đà Nẵng; ĐH Bách khoa Hà Nội; ĐH Thái Nguyên; ĐH Huế; Học viện Kỹ thuật Quân sự; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Trường ĐH Giao thông Vận tải; Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội; Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM; Trường ĐH Vinh; Trường ĐH Cần Thơ; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; Trường ĐH Việt Đức; Trường ĐH Điện lực; Học viện Kỹ thuật Mật mã. Danh sách này có thể được điều chỉnh trong quá trình triển khai tùy điều kiện thực tế.

Còn 4 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia sẽ được đặt tại: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia; hai ĐH Quốc gia TP.HCM và Hà Nội; TP.Đà Nẵng. Mục tiêu đến năm 2050, các cơ sở đào tạo của Việt Nam đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nước nhà. Việt Nam có đội ngũ nhân lực mạnh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về số lượng lẫn chất lượng.

Khuyến khích khi nghip ngành công nghip bán dn

Để thực hiện mục tiêu, trong 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp được đề ra có việc tổ chức đào tạo, ưu tiên học bổng cho người học ở những chương trình đào tạo tài năng, chương trình về công nghiệp bán dẫn. Phát triển ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; trong đó có những chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế. Triển khai đào tạo lại, đào tạo chuyển tiếp, nâng cao và cấp chứng chỉ cho nhân lực thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn hoặc người đã tốt nghiệp các ngành phù hợp.

Đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn được áp dụng cơ chế chính sách đặc thù, đột phá
Hp tác quc tế gi vai trò quan trng, xuyên sut trong quá trình phát trin ngun nhân lc ngành công nghip bán dn. Quá trình hp tác quc tế đ phát trin ngun nhân lc này cn đưc trin khai có h thng, hiu qu, có trng tâm, trng đim…

Cùng với đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ các cơ sở giáo dục ĐH kinh phí đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ giảng viên. Ưu tiên lựa chọn, cử giảng viên làm nghiên cứu sinh về lĩnh vực công nghiệp bán dẫn; khuyến khích giảng viên chủ động tham gia những đề tài, dự án nghiên cứu khoa học lĩnh vực này. Đặc biệt, xây dựng cơ chế quản lý, kiểm định và tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục – đào tạo về ngành công nghiệp bán dẫn nhằm chuẩn hóa, nâng cao chất lượng. Ngoài ngân sách Trung ương, cần đa dạng hóa nguồn vốn để thực hiện chương trình; tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, vốn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức cá nhân trong – ngoài nước. Đẩy mạnh hợp tác công – tư trong đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn.

Bên cạnh đó, ươm tạo doanh nghiệp và khuyến khích khởi nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn. Phát triển mạng lưới đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo bao gồm các chuyên gia, trí thức, người Việt ở nước ngoài, người nước ngoài có chuyên môn sâu. Thu hút nhân tài, hợp tác với những nhân sự cao cấp trong các tập đoàn bán dẫn lớn vào quá trình giảng dạy. Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với những quốc gia, vùng lãnh thổ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn để trao đổi kinh nghiệm đào tạo.

Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở giáo dục ĐH xây dựng đề án đề xuất đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển công nghiệp bán dẫn; chủ trì, xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch, bán dẫn; tổ chức triển khai chương trình đào tạo tài năng phục vụ ngành này tại các cơ sở giáo dục ĐH. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất, tổ chức triển khai mô hình liên kết giữa Nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách giấy phép lao động cho người nước ngoài nhằm tạo điều kiện thu hút chuyên gia, người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đáp ứng yêu cầu thị trường.

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)