Tại các DN, cơ sở SXKD ngành Dệt may (DM), LĐPT chưa qua ĐTN chiếm đa số, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng NLĐ tự ý bỏ việc hàng loạt.
Tuy nhiên, để có được nguồn nhân lực “chất lượng cao” ĐT bài bản, đối với DN khó như “tìm kim đáy bể” bởi số SV TN trường CĐ, TC nghề DM hàng năm quá ít.
Cạnh tranh giành lao động
Đến mùa TN, Các DNDM tỉnh Nam Định đồng loạt đổ về Trường CĐ nghề CNDM để tuyển LĐ. Thậm chí, có DN còn xin một lượng lớn SV về thực tập và bố trí việc làm như những CN thực thụ. Phó Hiệu trưởng – Kỹ sư Trần Thị Thanh cho biết: “Chúng tôi phải lựa chọn DN cho SV, ở đâu có trang thiết bị hiện đại, môi trường làm việc tốt nhà trường mới gửi SV tới. Số lượng gần 250 SVTN mỗi năm không thể đủ đáp ứng nhu cầu của 14 DN lớn, hàng trăm DN vừa và nhỏ trong tỉnh”.
Tình trạng này xảy ra tương tự tại Nghệ An. Theo thầy Nguyễn Thế Vinh – Hiệu trưởng Trường TC nghề số 1, mỗi năm trường ĐT gần 500 HSSVchủ yếu để cung ứng cho các DN DM phía Nam. Nhà trường không thể đáp ứng được nhu cầu của các DN trong tỉnh”. Ngay từ công tác tuyển sinh đã gặp rất nhiều khó khăn, các trường phải xuống tận huyện, xã để tuyên truyền, thu hút TS dự thi.
Phương án hiệu quả nhất là DN liên kết với nhà trường mở các lớp ĐT ngắn hạn. Tuy nhiên, 1.000 LĐ được ĐT ngắn hạn hàng năm tại CĐ nghề CNDM NĐ như “muối bỏ bể” nên các DN phải đến các vùng nông thôn để tuyển LĐ.
Chuyên nghiệp từ xưởng thực nghiệm
Một lợi thế dễ thấy của LĐ được ĐT bài bản là ý thức kỉ luật và kỹ năng làm việc tốt hơn hẳn LĐPT. Thời gian thực hành tại các trường CĐ, TC nghề luôn chiếm 70-80% nên trong quá trình học SV đã tiếp xúc với thiết bị máy móc, làm việc trong môi trường công xưởng, ý thức nghề được hình thành và rèn luyện. Các môn tư tưởng, đạo đức như pháp luật, chính trị… cũng được đưa vào chương trình học.
Tháng 5.2008, Xưởng thực nghiệm nghề Dệt sợi và may của Trường CĐ nghề CNDM NĐ đi vào hoạt động. Trường nhận hợp đồng để SV may hàng xuất khẩu cho Xí nghiệp may số 4 (TCty DM NĐ). Xưởng trưởng Trần Thị Hương cho biết: “Chúng tôi thực hiện theo đúng như quy trình và nội quy của cơ sở sản xuất. SV làm việc tại đây có cơ hội rèn luyện kỹ năng và tác phong trong công việc”.
Ưu thế của LĐ được ĐTN được thể hiện rõ rệt, tuy nhiên để thu hút được TS theo học ngành DM vẫn là một bài toán nan giải đối với các cơ sở ĐTN hiện nay.
Thu Cúc (laodong.com.vn)
Bình luận (0)