Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đào tạo tín chỉ nửa vời – Bài 3: Cách vượt qua trở ngại

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tuy còn nhiều bất cập nhưng học chế tín chỉ là một xu thế tất yếu mà các trường ĐH cần phải hướng tới. Về phía người học, sinh viên (SV) cũng cần biết cách thích nghi.

> Đào tạo tín chỉ nửa vời: Hàng ngàn sinh viên bị thôi học 

Tiến sĩ Trương Chí Hiền (ảnh) – Hiệu phó trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), trường đầu tiên áp dụng hệ thống đào tạo này, đưa ra những lời khuyên giúp SV học tốt.
Học nhóm là một cách giúp SV học tốt trong hệ thống đào tạo tín chỉ 
Ảnh: Như Lịch
 
Phải biết cách tự học
* Những yêu cầu nào cho SV khi được đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC), thưa ông?
– SV đang quen với hệ niên chế 12 năm ở phổ thông, khi vào ĐH, học theo hệ TC họ phải hội nhập môi trường có tính tự chủ cao. Điều đó không thể tránh
Mục tiêu của trường là làm cho người học thuận lợi, khi người học không thuận lợi thì mình không yên tâm. Thang điểm 4 hay 10 cũng không làm cho SV tăng kiến thức lên bao nhiêu mà vấn đề là phải tạo sự thuận lợi cho SV khi học cũng như khi ra trường.
khỏi ảnh hưởng đến quá trình học tập. Do vậy phải có thời gian làm quen để chuyển đổi. Ngoài ra, trong hệ thống này, SV còn được yêu cầu phải tăng cường thời gian tự học. Giảng viên là người giúp SV tăng cường tính tự học. Muốn vậy, thầy không thể bảo SV phần này tự đọc thêm, phần kia tự nghiên cứu mà phải có kế hoạch cụ thể giúp SV. Hiện nay không phải các giảng viên đều làm được điều này, một phần do nhiều công việc giảng dạy, nghiên cứu chi phối; phần khác họ chưa có đội ngũ hỗ trợ. Bên cạnh đó, đội ngũ phục vụ vẫn còn quen nề nếp kỷ cương ban phát trong thời gian trước mà không nghĩ họ ở vị trí là phục vụ, tạo điều kiện tốt cho người học. Đội ngũ phục vụ đó hiện nay cũng đang bị quá tải, trường không thể tuyển thêm nhiều người vì kinh phí hoạt động hạn chế. Đó là những cái khó khi thực hiện quy chế TC.
* Vậy theo ông, làm thế nào để SV vượt qua khó khăn trong giai đoạn này?
– Ở từng môn học có yêu cầu riêng và tất nhiên phải có phương pháp học thích hợp tương ứng. Tuy nhiên, SV cần
quan tâm các yếu tố sau đây: Nắm vững mục tiêu, nội dung môn học (được giới thiệu trong buổi học đầu tiên). Trước khi đến lớp, cần đọc trước nội dung chương mục, ghi câu hỏi, cố gắng đề xuất câu trả lời, sau đó đối chiếu với câu trả lời của thầy cô, bạn bè. Dự giờ đầy đủ và ghi chép các ý chính, các ý phát triển… một cách có hệ thống. Sau buổi học cần làm bài tập, các đề thi cũ (đặc biệt đối với các môn cơ sở chuyên ngành). Thực hiện nghiêm túc việc tự học qua sách, các tài liệu từ internet và học nhóm… Đây là giải pháp được đa số SV đánh giá rất cao. Thông qua học nhóm, mọi người học được nhiều hơn và nhớ bài tốt hơn.
Bên cạnh đó, tham gia nghiên cứu khoa học cũng là hình thức giúp SV học tập có chiều sâu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng: tư duy, đọc, viết, phản biện, ngoại ngữ…
Nên dùng thang điểm 10
* Đào tạo theo hệ thống TC hiện nay theo ông cần có những điều chỉnh gì?
– Cái gì cũng phải có quá trình để thích nghi. Bước đi ban đầu thường lúc nào cũng gặp phản ứng, cái chính là làm sao để mọi người thấy đó là đúng và đi đến cùng. Các nước khác trên thế giới đều áp dụng đào tạo TC nhưng không có nghĩa mình bê nguyên xi một mô hình của nước nào đó áp dụng vào VN là được.
* Theo quy chế TC, các trường ĐH phải sử dụng thang điểm 4. SV nhiều trường sau khi tốt nghiệp phải xin chuyển đổi thang điểm 4 sang thang điểm 10 vì nơi tiếp nhận làm việc không chịu. Ông nghĩ thế nào về điều này?
– Năm 1993, trường ĐH Bách khoa TP.HCM từng dùng thang điểm 4, song nhà trường phải mất rất nhiều thời gian để giải thích với phụ huynh lẫn SV về điều này. Mục tiêu của thang điểm 4 là để SV có thể hội nhập khi ra nước ngoài, nhưng có bao nhiêu SV ra nước ngoài? Theo quan điểm của tôi, khi nào SV ra nước ngoài thì chúng ta chuyển theo thang điểm chữ A, B, C, D; còn ở trong nước, cứ lấy điểm 10 cho giống với hệ thống giáo dục toàn quốc. Tôi từng góp ý điều này với dự thảo quy chế TC của Bộ GD-ĐT nhưng khi ban hành chính thức thì Bộ vẫn không đổi.
Sau 5 khóa đào tạo theo thang điểm 4, trường đã quyết định đổi trở lại thang điểm 10 để tránh cảnh doanh nghiệp không hiểu lý do vì sao SV tốt nghiệp giỏi mà điểm bảo vệ luận văn tốt nghiệp chỉ có 3,5 (tương ứng theo thang điểm 10 là 8,4 điểm)
* Khi trường chuyển sang thang điểm 10, Bộ GD-ĐT có ý kiến gì không, thưa ông?
– Khi Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế 43, chúng tôi báo cáo với ĐH Quốc gia TP.HCM và xin tiếp tục được thực hiện thang điểm 10. Nước ngoài họ cũng biết VN cho điểm theo thang 10 vì hiện nay không phải chỉ SV đại học mà học sinh trung học phổ thông cũng đã du học. Tất nhiên học bạ của các học sinh này chỉ theo thang điểm 10.
* ĐH Quốc gia TP.HCM sử dụng thang điểm 10, các trường khác sử dụng thang điểm 4. Như vậy có 2 loại thang điểm trong cùng hệ thống đào tạo TC?
– Đúng là sẽ có vấn đề. Cần suy nghĩ thêm là ở Nga lấy thang điểm 5, ở Pháp thang điểm 20 và người ta vẫn đang cho điểm như vậy. Thế nên chúng ta làm thang điểm 4 liệu có cần thiết không? Chưa kể Quy chế 43 của Bộ quy định giảng viên cho điểm theo thang 10 nhưng lại đánh giá SV theo thang điểm 4. Vì vậy tôi cho rằng nên tiếp tục sử dụng thang điểm 10 trong đánh giá kết quả học kỳ, năm học, khóa học.
* Ông có đề cập đến khái niệm “tất cả vì người học” và ông cho rằng đó là triết lý trong đào tạo TC, cụ thể là gì thưa ông?
– Mục tiêu của trường là làm cho người học thuận lợi, khi người học không thuận lợi thì mình không yên tâm. Thang điểm 4 hay 10 cũng không làm cho SV tăng kiến thức lên bao nhiêu mà vấn đề là phải tạo sự thuận lợi cho SV khi học cũng như khi ra trường. Đó là triết lý đào tạo “tất cả vì người học”.
Thiên Long (thực hiện)
Thanh Niên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)