Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đào tạo và sử dụng nhân lực đạt hiệu quả thấp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mun tăng năng lc cnh tranh ca nn kinh tế thì cn nâng cao cht lưng ngun nhân lc, tuy nhiên, thc tế vn còn tn ti nhiu vn đ chưa đng b cho yêu cu phát trin nhân lc; vic đào to và s dng nhân lc còn đt hiu qu thp.


Đào to và s dng lao đng có mi quan h cht ch, đó là đào to cht lưng cao s thúc đy vic s dng lao đng và sn xut, kinh doanh phát trin (nh minh ha)

Đào tạo và sử dụng là mối quan hệ chặt chẽ; đào tạo chất lượng cao sẽ thúc đẩy sử dụng lao động và sản xuất, kinh doanh phát triển hơn. Sử dụng lao động có hiệu quả thúc đẩy phát triển đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo phát triển. Đạt được mục tiêu này, yêu cầu phải có sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, tình hình chung việc gắn kết còn nhiều hạn chế, do các nguyên nhân sau: Thứ nhất, các cơ sở đào tạo chưa đủ điều kiện để nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo thích ứng với nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt về các kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc và trình độ ngoại ngữ. Vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nghề mà nguồn nhân lực phải được chuẩn bị trước từ các bậc học văn hóa phổ thông và tự rèn luyện khi vào học nghề. Thứ hai, cơ sở đào tạo và người học nghề rất khó tiếp cận với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo để thực hành nghề. Thứ ba, đa số doanh nghiệp chưa hoạch định được yêu cầu trung hạn và dài hạn về nhu cầu nhân lực cụ thể, vì vậy chưa gắn kết được với cơ sở đào tạo. Các tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp thường xuất phát theo thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh và thường thay đổi theo hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được; đồng thời nhiều doanh nghiệp còn tư tưởng thị trường lao động rất dồi dào nguồn nhân lực. Thứ tư, đối với người học nghề, đa số chọn nghề theo thị hiếu, theo giá trị bằng cấp, tiền lương và thiếu thông tin về thị trường lao động, ngành nghề, việc làm. Thứ năm, giữa đào tạo và giới thiệu việc làm thể hiện sự đào tạo một nghề, giới thiệu làm nhiều nghề khác nhau, chỉ cần thu nhập và thuận lợi trong công việc. Để tạo sự gắn kết đào tạo và việc làm theo nhu cầu xã hội cần phải có một quá trình với nhiều giải pháp tích cực, thúc đẩy thị trường lao động phát triển. Theo đó, đối với nhà trường, cơ sở đào tạo cần tăng cường tiếp cận thông tin nhu cầu nhân lực trong xã hội về cơ cấu, trình độ nghề, ngành nghề, quy mô, số lượng. Đây cũng là trách nhiệm của các tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, góp phần hỗ trợ với nhà trường, cơ sở đào tạo. Nắm được thông tin về người học, nhu cầu việc làm, điều kiện và khả năng học, tư vấn, hỗ trợ đào tạo. Gắn bó với doanh nghiệp, xã hội trong quá trình đào tạo như mời doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ thực tập, nội dung đào tạo, phối hợp đào tạo theo kế hoạch. Mở rộng thông tin cho xã hội, doanh nghiệp, người lao động về hoạt động đào tạo của nhà trường, cơ sở đào tạo. Phát triển mạnh các hoạt động quan hệ doanh nghiệp và kế hoạch thực tập cho người học. Thường xuyên tổ chức hoạt động thông tin thị trường lao động; ngày hội nghề nghiệp – việc làm, hoạt động giới thiệu việc làm cho học sinh, chú trọng việc làm bán thời gian, thời vụ. Còn với doanh nghiệp, cần chú trọng xây dựng kế hoạch nhân lực trung hạn và dài hạn về cơ cấu ngành nghề, quy mô, chất lượng và thông tin về nhu cầu xã hội. Tăng cường quan hệ với nhà trường, cơ sở đào tạo để đặt yêu cầu và hợp đồng nhân lực. Đồng hành cùng với nhà trường, cơ sở đào tạo trong quá trình đào tạo. Phối hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo và có chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục đối với người học nghề khi vào làm tại doanh nghiệp theo đặc điểm của doanh nghiệp. Phối hợp với nhà trường, cơ sở đào tạo về các hoạt động thông tin thị trường lao động, ngày hội việc làm, hỗ trợ học tập.


nh minh ha

Đối với người lao động (người học), cần tìm hiểu thị trường lao động, doanh nghiệp, nhà trường, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện làm việc, ngành nghề đào tạo. Chọn nghề, việc làm, ngành nghề, bậc học phù hợp năng lực, sở trường, điều kiện học tập. Tự rèn luyện kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ. Xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời; xây dựng được giá trị năng lực hành nghề. Đồng thời để tạo sự gắn kết đào tạo – việc làm theo nhu cầu xã hội còn những yêu cầu về hiệu quả quản lý Nhà nước; năng lực hoạt động hữu hiệu của các tổ chức giới thiệu việc làm và các đoàn thể, tổ chức xã hội.

Có thể nói quá trình đô thị hóa, nhập cư và chuyển dịch lao động dẫn đến tình trạng phân bố nguồn nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, ngành kinh tế, tạo sự mất cân đối nhu cầu nhân lực và nhu cầu việc làm. Trong khi đó, sự gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động vẫn chưa đồng nhất. Đối với người sử dụng lao động (doanh nghiệp), yếu tố cơ bản về vấn đề tuyển chọn, sử dụng lao động là năng lực chuyên môn và năng suất lao động. Còn đối với người lao động, yếu tố cơ bản về vấn đề việc làm là tiền lương, địa điểm cư trú và địa điểm việc làm, chính sách sử dụng lao động tạo động lực ổn định.

Nhân lực luôn được đào tạo, đào tạo bổ sung, đào tạo lại để thay thế các vị trí không còn phù hợp hoặc chỗ làm việc mới theo yêu cầu trình độ, chất lượng lao động, ngành nghề chuyên môn với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Vì vậy, yêu cầu người lao động phải tự học tập, trang bị, nâng cao trình độ nghề và các kỹ năng nghề. Sự thay đổi tích cực về nhận thức, biện pháp đào tạo gắn liền với sử dụng lao động và cân đối theo trình độ chuyên môn, cân đối ngành nghề để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trn Anh Tun

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)