Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Đất giáo dục phải dành cho giáo dục”

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu kiến ngh đã đưc các đa phương đt ra trong Hi ngh thc hin ch tiêu 300 phòng hc/10.000 dân trong đ tui đi hc nhm tháo g khó khăn trong xây dng trưng lp…


Đt giáo dc là phi phc v giáo dc, mc đích chính là phc v mi ngưi dân ch không phi là mt nhóm đi tưng nào đó

Qun nào cũng khó

Bà Đào Thị My Thư – Phó Chủ tịch UBND Q.Gò Vấp cho rằng cần tháo gỡ vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng do giá bồi thường thấp hơn rất nhiều so với thực tế, đất đã là khu vực đô thị rất phát triển nhưng giá đền bù lại tính theo giá đất nông nghiệp. Về quy chuẩn xây dựng, hầu hết các quận huyện đều kiến nghị trong điều kiện hiện nay, rất khó để thu hồi diện tích đất đủ lớn xây dựng trường học theo đúng quy chuẩn nên kiến nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh quy chuẩn, tận dụng chiều cao công trình, tăng hệ số sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm quỹ đất. Cần điều chỉnh cách tính chuẩn diện tích/học sinh bằng diện tích sàn xây dựng/học sinh trong khu vực đô thị không có quỹ đất chứ không phải tính diện tích đất/học sinh như hiện nay.

Các ý kiến khác cũng đề xuất TP.HCM ưu tiên dành nguồn vốn, quỹ đất công hiện có để xây dựng trường học, kể cả việc xin chủ trương thực hiện hoán đổi, đấu giá quyền sử dụng đất sau khi đã tạo lại quỹ đất và nguồn vốn để xây dựng các trường học. Nhiều quận huyện cũng mong muốn TP có cơ chế và giải pháp đặc thù, những chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, thủ tục hành chính để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, đầu tư phát triển mạng lưới trường học theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa.

Theo tính toán, đến năm 2025, quận 12 dự kiến sẽ có 132.895 dân số trong độ tuổi đi học, cần 3.987 phòng học. Như vậy, giai đoạn 2023-2025 quận cần bổ sung thêm 1.113 phòng học mới đạt được chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học.

Bà Võ Thị Chính – Phó Chủ tịch UBND Q.12 khẳng định, dự kiến đến năm 2025 quận không thể đạt được chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân. Bởi việc tăng thêm hơn 1.000 phòng học nữa để đủ chỉ tiêu là rất khó khả thi với quận. Tốc độ tăng dân số cơ học trên địa bàn quận rất lớn, mỗi năm trung bình quận tăng thêm hơn 4.000 trẻ vào lớp 1… Thậm chí chỉ tiêu đạt 240 phòng học cũng không thể đạt được vì vướng nhiều thứ về các vấn đề liên quan đến đầu tư công, thủ tục phức tạp; quỹ đất xây trường học ít nhưng lại bị khống chế phòng học, tầng học.

“Ngoài quỹ đất sạch quận có rà soát các khu đất do cơ quan xí nghiệp, công ty Nhà nước quản lý nhưng để trống không sử dụng. Hiện quận có kiến nghị TP thu hồi 14 khu đất thuộc diện này song kiến nghị rất nhiều năm nay nhưng hiện tại vẫn chưa được chủ trương thu hồi lại. Nếu như có quỹ đất này để đầu tư xây dựng trường học thì sẽ giảm rất nhiều áp lực” – bà Chính chia sẻ.

Lãnh đạo quận này nêu ví dụ, địa bàn quận có khu đất là Trung tâm sâm dược liệu (Bộ Y tế) nằm kế bên trường học, mà trường đang xuống cấp trầm trọng. Địa phương đã xây dựng trường mới và đề xuất thu hồi khu đất này để mở rộng trường cũ nhưng khó khăn trong khi khu đất này thì bỏ hoang, trồng vài cây xả thôi… “14 khu đất, khu thì bỏ hoang, khu thì cho thuê lại không đúng mục đích sử dụng nhưng đề xuất thu hồi thì khó”.

Nêu ý kiến tại hội nghị, đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM cho biết giai đoạn 2021-2025, TP đã cân đối nguồn bố trí vốn 369 dự án với tổng số vốn hơn 10.490 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 7,3% kế hoạch trung hạn. Ngoài ra, sở này cũng đang tham mưu UBND TP dự kiến bổ sung nguồn vốn có khả năng huy động tăng thêm để báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua; tăng thêm 10.467 tỷ đồng để đáp ứng một phần nhu cầu của các trường học.

Theo bà Huỳnh Lê Vân Trà (đại diện Sở Xây dựng TP.HCM) từ năm 2020 đến nay, đơn vị này chưa nhận được một hồ sơ duyệt xây dựng mới trường học mà đa phần là xin điều chỉnh thời gian. Sở Xây dựng rất lưu tâm đến chia sẻ của một số quận huyện trăn trở khi trường học xuống cấp trầm trọng nhưng chỉ có nhu cầu sửa chữa chứ không xây mới bởi khi xây mới, số lượng phòng học giảm mạnh, dẫn đến số lượng lớn học sinh không còn chỗ học. Vấn đề này hiện đang tồn tại bởi nếu tính quy định diện tích theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT thì không phù hợp.


Đ
 có đt xây trưng, cn tháo g vưng mc v công tác gii phóng mt bng do giá bi thưng thp hơn rt nhiu so vi thc tế

“Sở GD-ĐT xem xét trình UBND TP để đề xuất lại Bộ GD-ĐT cần chỉnh lại chỉ tiêu diện tích sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương bởi nếu như giữ nguyên sẽ khó có trường nào đạt diện tích đất/học sinh. Như vậy, khi trình HĐND sẽ rất khó được thông qua”, bà Trà nhấn mạnh.

Về kiến nghị nâng số tầng, bà Trà nói rằng về mặt xây dựng, an toàn cho học sinh rất khó đảm bảo. Bố trí lớp học trên cao, trong khi khuôn viên đất hiện nay nhỏ, không có sân chơi nếu xảy ra sự cố dễ dẫn đến hậu quả khó lường.

“Đt giáo dc phi phc v giáo dc”

Trước khó khăn của các địa phương về vấn đề trường lớp, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đề nghị các địa phương phải tổng rà soát lại nguồn lực cơ sở vật chất, biện pháp; cân nhắc tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục…

Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý các địa phương cần phải quan tâm đến cấu trúc, kiến trúc khi xây trường, chăm chút từng dự án để tận dụng công năng sử dụng, diện tích, làm sao xây trường phải ra trường, tránh việc xây khối hình hộp chữ nhật mà không có bố cục, cấu trúc, kiến trúc.

Để thực hiện được chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức giao nhiệm vụ cho các quận huyện rà soát lại quy mô số lượng chất lượng của các cơ sở giáo dục, đối chiếu mục tiêu, phối hợp ngành giáo dục và các sở ngành liên quan xây dựng lộ trình cụ thể đạt mục tiêu ở từng cấp học, khối học, phân bổ từng địa bàn.

Với các địa bàn có quy mô nhỏ như quận trung tâm thì phải tính toán khoảng cách vật lý để có những quy hoạch liên phường chứ không nên cứng nhắc đánh giá theo địa giới hành chính, không phù hợp thực tế sẽ gây khó khăn.  

Ông cũng đề nghị các địa phương cần tích cực đẩy nhanh tiến độ các dự án có nhu cầu sử dụng đất giáo dục; Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư lĩnh vực giáo dục, tăng cường nguồn lực xã hội phát triển giáo dục; Đề xuất giải pháp đặc thù huy động nguồn vốn ngoài ngân sách phát triển giáo dục…

Đặc biệt, lãnh đạo TP cho biết, giai đoạn 5-10 năm trước TP có rất nhiều dự án khu đô thị mới, theo quy hoạch đều có đất dành cho giáo dục, y tế. Như vậy địa phương cần rà soát lại và có tiếng nói mạnh mẽ, xem những quy hoạch đó có được tôn trọng hay không. Đất giáo dục đang được dùng làm gì để có phương án tốt nhất.

“Thực tế nhiều nơi con em công nhân người lao động ở ngay trong các khu đô thị nhưng lại không có điều kiện học mặc dù khu đó có trường học song lại là trường quốc tế, học phí lên đến cả tỷ đồng. Địa phương, ngành giáo dục phải xem lại điều này, có ý kiến mạnh mẽ khách quan vì lợi ích người dân. Đất giáo dục là phải phục vụ giáo dục, mục đích chính là phục vụ mọi người dân chứ không phải là một nhóm đối tượng nào đó…” – Phó Chủ tịch Dương Anh Đức nhấn mạnh.

Khương Yến

Bình luận (0)