Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đặt hàng nguồn nhân lực cho các trường đại học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Lãnh đo TP.HCM mong mun phát huy Hi đng hiu trưng các trưng ĐH trên đa bàn TP.HCM như là mt tp th tinh hoa đ tư vn v đnh hưng và v cơ chế chính sách phát trin thành ph cũng như v các nhim v, gii pháp nâng cao cht lưng đào to ngun nhân lc đáp ng mc tiêu phát trin.


Ông Phan Văn Mãi (Ch
 tch UBND TP.HCM, Ch tch Hi đng hiu trưng các trưng ĐH trên đa bàn TP.HCM) phát biu ti k hp

Ông Phan Văn Mãi (Chủ tịch UBND TP.HCM) đã nhấn mạnh điều này tại kỳ họp toàn thể Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM lần 1 năm 2022 diễn ra ngày 21-5. Kỳ họp này cũng đã công bố quyết định kiện toàn nhân sự của hội đồng nói trên do ông Phan Văn Mãi làm Chủ tịch.

Ngun lc quan trng

Theo đó, Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM gồm: Ông Phan Văn Mãi (Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch hội đồng); ông Dương Anh Đức (Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực hội đồng). Các phó chủ tịch hội đồng gồm: Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM); bà Nguyễn Thị Minh Hồng (Bí thư Đảng ủy khối ĐH-CĐ TP.HCM). Thành viên tham gia Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH trên địa bàn TP.HCM gồm 51 cơ sở giáo dục ĐH. Hội đồng hiệu trưởng bao gồm 6 hội đồng theo các khối ngành: Sư phạm, sức khỏe, văn hóa – nghệ thuật – du lịch – xã hội và nhân văn, kỹ thuật – công nghệ, kinh tế, chính trị – pháp luật.

Hội đồng có chức năng giúp UBND TP.HCM triển khai thực hiện một số nội dung nhiệm vụ về việc nâng cao chất lượng giáo dục ĐH trên địa bàn, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo định hướng phát triển TP.HCM trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, khoa học và giáo dục lớn nhất cả nước và khu vực, từng bước tham gia thị trường lao động kỹ thuật cao trong khu vực và quốc tế.

Tại kỳ họp, ông Phan Văn Mãi bày tỏ tin tưởng TP.HCM có đủ nguồn lực, điều kiện để kết nối các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển của thành phố và từ sự phát triển của thành phố đóng góp cho sự phát triển của cả nước. “Chúng ta có thể bằng nguồn lực đó, xây dựng thành phố ngang tầm với khu vực và quốc tế. Cho nên chúng ta không chỉ so sánh với các địa phương trong nước mà phải đặt TP.HCM ngang hàng với các thành phố cùng quy mô, vị trí ở khu vực và thế giới. Hội đồng hiệu trưởng và cộng đồng các ĐH của chúng ta sẽ là một nguồn lực rất quan trọng trong đó. Từ hôm nay chúng ta sẽ ngồi lại với nhau, tập trung làm tốt hơn để phát huy sức mạnh của mình, hoàn thành sứ mạng nói trên” – ông Mãi nhấn mạnh.

Về nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của TP.HCM, ông Mãi cho biết thành phố có chương trình đột phá, có đề án gồm 8 chuyên ngành (công nghệ thông tin – truyền thông, cơ khí – tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, quản trị doanh nghiệp, tài chính – ngân hàng, y tế, du lịch, quản lý đô thị), các ĐH đã tham gia tích cực trong xây dựng đề án nhưng qua trao đổi của các trường cho thấy cách tiếp cận đi vào chuyên ngành nên thiếu sự phối hợp tổng thể. Vì vậy, theo ông Mãi, trước tiên cần đánh giá nhu cầu nhân lực của TP.HCM theo mục tiêu phát triển đến năm 2025, 2045 rồi từ đó xác định được nhiệm vụ đào tạo và để thực hiện nhiệm vụ đó phải chuẩn bị nguồn lực cả về cơ chế chính sách nhằm triển khai.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị các trường ĐH nhận nhiệm vụ này để rà soát lại những việc đã làm dựa trên tổng thể với mục tiêu phát triển thành phố đến 2030, 2045. Đồng thời, nghiên cứu dự báo xu hướng của nền kinh tế thế giới để tính toán nhu cầu và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực. Như vậy, chúng ta sẽ có mục tiêu, nhiệm vụ cho đào tạo nguồn nhân lực sát hơn với mục tiêu phát triển của thành phố.

“Còn những vấn đề các hiệu trưởng đặt ra về chính sách đào tạo theo 8 chuyên ngành này hay những vấn đề cụ thể thì thuộc phạm vi đề án chúng ta đang hoàn thiện và triển khai. Để làm được việc đó thì cần cơ sở vật chất gì, muốn có cơ sở vật chất này phải giải quyết vấn đề về cơ chế chính sách ra sao, muốn đào tạo được số lượng người học như vậy cần những chính sách hỗ trợ gì… sẽ đề cập như những giải pháp trong đề án” – ông Mãi nói.

Thành ph đt hàng, các trưng đ xut

Liên quan đến tư vấn về định hướng phát triển, về cơ chế chính sách phù hợp với đặc thù TP.HCM, ông Mãi cho rằng, đây là nội dung rất quan trọng mà lãnh đạo thành phố mong muốn Hội đồng hiệu trưởng, giới chuyên gia, các nhà khoa học… đóng góp để có được định hướng đúng, có cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh nhưng bền vững của TP.HCM.

Từ mục tiêu phát triển này, theo ông Mãi, cần cả hai cách tiếp cận; đó là thành phố sẽ đặt hàng và đề xuất của Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH. Sắp tới, sau cuộc họp này, ông Mãi cho biết sẽ yêu cầu Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Kế hoạch – Đầu tư hệ thống lại, trước hết là cung cấp thông tin (mục tiêu phát triển thành phố, những đặt hàng cụ thể…); tuy nhiên, ngay từ bây giờ, các thầy cô cũng có thể nghiên cứu Nghị quyết Đại hội 11 Đảng bộ thành phố để nhìn thấy mục tiêu, nhiệm vụ, hệ thống các chương trình, đề án cần triển khai từ nay đến năm 2025, đến 2030 và sau đó. Nhưng trong tháng này, ủy ban sẽ có văn bản chính thức cung cấp thông tin về những mục tiêu định hướng phát triển thành phố, những nhiệm vụ chính, những đặt hàng để Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH phản hồi và sẽ thống nhất nhiệm vụ đặt hàng. Theo đó, thành phố cũng có cơ chế để theo dõi tiến độ và về phía Hội đồng các trường ĐH cũng có cơ chế để triển khai thực hiện cũng như giám sát lẫn nhau.

Ông Mãi cũng mong muốn, từ mục tiêu thành phố nêu ra hoặc từ thực tiễn hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học thì hội đồng và các ĐH chủ động có những đề xuất. Trong đó, có những đề xuất sẽ được triển khai ngay và những đề xuất tiếp tục bàn bạc nghiên cứu nhưng trên tinh thần cùng nhau nghiên cứu. Có thể ĐH này đề xuất vấn đề ngập nước, kẹt xe, trường khác đề xuất vấn đề đạo đức, xã hội, văn hóa… Khi đó thành phố sẽ là nơi đi đầu, nơi hội tụ những sáng kiến, thực hành kể cả thí điểm mô hình hay thí điểm cơ chế nhằm giải quyết các vấn đề của thành phố.

Để các trường tham gia nhiều hơn vào những quyết sách thường xuyên của thành phố thông qua cơ chế của hội đồng nhân dân, UBND, ông Mãi đề xuất từ nay, với kỳ họp giữa năm (có thể vào đầu tháng 7) của Hội đồng nhân dân, UBND TP.HCM, ở những nội dung UBND TP.HCM chuẩn bị để trình nếu cần thiết lấy ý kiến rộng rãi thì sẽ gửi Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH tổ chức thảo luận, góp ý. Mục tiêu là đóng góp cho việc hình thành các chủ trương, chính sách này. Tương tự vậy, các quyết sách, nội dung UBND TP.HCM trình Thành ủy cũng sẽ triển khai theo hướng này.

Về nhiều vướng mắc liên quan đến đất đai, thủ tục… mà các trường ĐH nêu ra, ông Mãi đề nghị các trường tổng hợp bằng văn bản gửi về Văn phòng UBND TP.HCM trong tháng 5 để Văn phòng Ủy ban tập hợp đề xuất các sở ngành liên quan có ý kiến và cuối tháng 6 sẽ chủ trì một cuộc họp nghe để giải quyết.

Mê Tâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)