Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đất lạ hóa quê hương!

Tạp Chí Giáo Dục

Đến t hai quê hương khác nhau, ông Hikawa Hiroshi – Toàn quyn đi din Qu hc bng Báo Asahi (Nht Bn) ti Vit Nam và bà Nguyn Th Hng Vân – nguyên Ch tch Hi Khuyến hc tnh Qung Tr đu có chung mt tm lòng hưng v nhng hc sinh nghèo. Nhiu năm qua, trên nhng no đưng quê in hn du chân h và hàng chc hc trò khó khăn đã đưc tiếp sc đi du hc đến x s mt tri mc…


Nhiu hc sinh  các min quê nghèo Qung Tr đưc tiếp xúc vi hc bng Isshin – Asahi đ thay đi tương lai

Cuc hnh ng tình c

Cuộc hội ngộ giữa ông Hikawa và bà Hồng Vân diễn ra vào một ngày tháng tư, trước chuyến hành trình về với học sinh ở các trường học trên địa bàn tỉnh. Câu chuyện của họ sau những lời hỏi thăm sức khỏe chân tình là hướng đến lời giải đáp cho những ước mong của học trò, làm sao để nhiều em tiếp cận được với học bổng Isshin – Asahi. Năm 2023, là năm lứa học trò đất lửa đầu tiên du học sang Nhật Bản theo diện này tốt nghiệp đại học.

Bà Hồng Vân bảo, cơ duyên đưa bà gặp ông Hikawa là một sự tình cờ. Đó là vào năm 2017, trong một hội nghị khuyến học toàn quốc được tổ chức tại TP.Đà Nẵng, ông Hikawa dự theo lời mời của nguyên Chủ tịch nước – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan. “Giờ giải lao, tôi thấy nhiều người đứng trò chuyện vui vẻ ở hành lang hội trường, tôi cũng đến chào hỏi và giao lưu. Thế là tôi được nghe giới thiệu về ông Hikawa. Chúng tôi cũng chào hỏi nhau và tôi mở lời mời ông về thăm Quảng Trị. Không ngờ vài tháng sau, ông ấy về thật. Thế là chúng tôi có thêm thời gian chia sẻ với nhau về khát vọng của học trò nghèo, về quỹ học bổng. Đó cũng là năm đầu tiên, học bổng Isshin – Asahi đến với học trò Quảng Trị”, bà Hồng Vân kể lại.

Thời điểm ấy, bà Hồng Vân đang là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị. Đồng hành cùng ông Hikawa, mỗi năm đôi lần, bà thực hiện những chuyến đi dài đến các trường THPT từ miền xuôi cho đến miền ngược để giới thiệu học bổng cho học sinh. Dù đều đã ngoài tuổi thất thập nhưng đôi chân của họ vẫn dẻo dai qua mọi nẻo đường. “Những câu hỏi và tâm tư của học sinh nghèo như tiếp thêm cho tôi niềm động lực để tiếp tục công việc của mình. Quá trình đó, tôi nhận thấy học sinh Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng rất giàu nghị lực, có tinh thần vượt khó bền bỉ và rất chăm ngoan, chịu khó lắng nghe và học hỏi. Tôi luôn cố gắng để các em học sinh ở những trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có thể tiếp cận được với học bổng này”, ông Hikawa chia sẻ.


Bà Hng Vân và ông Hikawa trong chuyến đến Qung Tr gii thiu hc bng Isshin – Asahi cho hc sinh

Em Nguyễn Thị Mỹ Nhân, sinh viên Khoa Thông tin lưu thông – chuyên ngành logistics quốc tế – Trường ĐH Ryutsu Keizai (Nhật Bản) – một trong những du học sinh của tỉnh Quảng Trị đến Nhật từ khóa đầu tiên bộc bạch: “Môi trường học tập, rèn luyện ở xứ sở mặt trời mọc rất nghiêm khắc, đòi hỏi mỗi học sinh phải có bản lĩnh vượt khó, nỗ lực hết mình để mang lại kết quả tốt. Với em – một học sinh có hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả ở miền quê nghèo cát trắng thì việc được tiếp cận với học bổng này và có cơ hội trải nghiệm học tập, làm việc ở Nhật Bản là một điều tuyệt vời”.

Tình yêu đc bit cho hc trò đt la

Ông Hikawa biết đến Việt Nam từ những năm 1968, khi đang là sinh viên, nhận ra sự phi nghĩa của chiến tranh tàn khốc, ông đã tham gia nhiều cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Tốt nghiệp đại học, ông làm chủ một tiệm báo thuộc Báo Asahi. Nghỉ hưu, ông làm việc tại Phòng Khuyến học của Báo Asahi cho đến bây giờ. Ông Hikawa kể: “Thời điểm năm 1990, tôi đến Việt Nam. Vừa ra khỏi chiến tranh, cuộc sống của nhiều người dân còn nghèo. Tôi quan sát thấy nhiều đứa trẻ không có đồ chơi. Về nước, tôi trăn trở mãi với mong muốn làm sao đưa các em học sinh Việt Nam đến Nhật để học tập, trao cho các em cơ hội phát triển tương lai bản thân”. Năm 1996, học sinh ở Việt Nam chính thức được tiếp cận học bổng Isshin – Asahi do ông Hikawa – Toàn quyền đại diện Quỹ học bổng Báo Asahi tại Việt Nam. Bình quân mỗi năm có trên dưới 300 học sinh Việt Nam vượt qua vòng phỏng vấn, đến Nhật để học tập thông qua học bổng này.

Tròn 5 năm, qua cu ni ca bà Hng Vân và ông Hikawa đã có 59 hc sinh Qung Tr trong s 4.000 hc sinh thuc 27 tnh thành trên đt nưc Vit Nam đưc tiếp sc đến Nht. Hành trình đó vn đang đưc tiếp tc bng tình yêu, nhit huyết và đôi chân không mi ca bà Hng Vân và ông Hikawa – nhng ngưi yêu Qung Tr như quê hương.

Đến với Quảng Trị khá muộn so với các tỉnh thành khác ở Việt Nam nhưng ông Hikawa luôn dành tình yêu đặc biệt cho vùng quê này. “Tôi từng nhiều lần đến Quảng Trị, biết đến mảnh đất phải gánh chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh để lại. Tôi rất khâm phục tinh thần quả cảm của người dân trong suốt những năm tháng kiên cường bảo vệ quê hương, đặc biệt là thời điểm những năm quân dân Vĩnh Linh phải sống và chiến đấu trong lòng Địa đạo Vịnh Mốc. Vì thế, tôi có tình cảm đặc biệt với miền đất này, với những con người luôn giàu khát vọng học hỏi và vươn lên, trong đó có các em học sinh mà tôi may mắn được làm việc, trò chuyện và đưa sang Nhật học tập”, ông Hikawa bộc bạch.

Trở lại với cơ duyên gặp gỡ người bạn đồng hành vì học trò nghèo ở xứ sở mặt trời mọc, bà Hồng Vân bảo, khi có tình yêu, đất lạ sẽ hóa quê hương. Năm 1972, bà Hồng Vân rời thủ đô Hà Nội, khoác ba lô đi B vào chiến trường Quảng Trị với nhiệm vụ chung tay cùng người dân đất lửa kiến thiết lại quê hương. “Cứ ngỡ ba năm nghĩa vụ lại về nhưng càng ở, càng thấy yêu quý mảnh đất và con người nơi đây nên tôi chọn nơi này làm quê hương cho những đứa con mình. Tình yêu ấy hiện diện ở những cái tên của các con tôi ghi dấu địa danh của hai miền quê Hà Tây và Quảng Trị. Tôi và ông Hikawa dù ở hai đất nước khác nhau, nhưng đến với Quảng Trị, chúng tôi dường như có chung tình yêu dành cho nơi này. Dù đã nghỉ hưu, tôi vẫn hết lòng hỗ trợ chương trình học bổng của ông Hikawa và mong sẽ có nhiều học trò được tiếp sức để được học tập, xây dựng tương lai và trở thành những công dân có ích”, bà Hồng Vân nói.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)