Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đặt tên trường sao cho có ý nghĩa!

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, khi v quê huyn Bình Đi (tnh Bến Tre), tôi hết sc ngc nhiên khi rt nhiu trưng hc mang tên đa danh, gn vi đa phương đã đưc thay đi bng tên ngưi. Đi qua nhng trưng hc cũ, thy mt cái tên l, lòng t hi đây là ngưi nào, k c hi mt s bn là giáo viên ngưi đa phương cũng không rõ, thy như mình đã mt mái trưng thân thuc…

Thậm chí có bạn còn nói mình bị “mất trường cũ”, do trường ngày xưa giờ đã đổi tên lại dời đến một địa điểm mới nên trường mới gần như không còn những liên hệ gì nhiều để học sinh cũ về có thể bồi hồi, xúc cảm…

Theo thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, thời gian qua huyện Bình Đại có ít nhất 26 trường đã được đổi tên, gồm 13 trường tiểu học, 9 trường THCS và 3 trường THPT. Trong đó, một số nhân vật được đặt từ 2-3 trường như Huỳnh Tấn Phát, Lê Hoàng Chiếu (3 trường – 3 bậc học); Bùi Sĩ Hùng, Trịnh Viết Bàng, Đỗ Nghĩa Trọng, Võ Văn Lân, Nguyễn Văn Đồn (2 trường – tiểu học và THCS) ở cùng một xã/thị trấn. Trong số 16 nhân vật được đặt tên cho 26 trường này, chỉ có một người ở ngoài tỉnh Bến Tre là danh nhân Lê Quý Đôn, còn lại đều là những người con của xứ dừa. Có những nhân vật lịch sử được vinh danh trang trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước như ông Lê Hoàng Chiếu (1904-1991), tham gia Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam, Bí thư tổ chức Đảng đầu tiên ở huyện Bình Đại; kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989), nguyên Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nguyên Phó Thủ tướng, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; ông Trịnh Viết Bàng (không rõ năm sinh, năm mất), thủ lĩnh chống Pháp ở Bến Tre những năm 1860; giáo sư, bác sĩ, thầy thuốc nhân dân Bùi Sĩ Hùng (1919 – ?), nhà hoạt động cách mạng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ sau năm 1975… Các nhân vật còn lại cũng đều là những người có công với quê hương Bến Tre nói riêng và đất nước nói chung qua hai cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại. Những nhân vật này đã được vinh danh, ghi công bằng việc đặt tên đường, tên cầu, được ghi nhận trong các tài liệu, công trình chính thức.


Theo tác gi, nhng tên trưng như Nguyn Trãi, Lương Thế Vinh, Nguyn Du… nếu đưc tuyên truyn, giáo dc tt s có tác dng đng viên hc sinh hc tp rt nhiu (nh minh ha)

Vic đt tên trưng bng tên các nhân vt cũng nên tc tưng hoc bia tưng nim (theo hình thc phù hp, tránh phô trương quá mc), lp bng tiu s, có thông tin đy đ trên trang web hoc mng xã hi ca trưng… đ giáo dc hc sinh và ph huynh.

Tuy nhiên, nhìn vào danh sách các nhân vật được đặt tên trường, không ít người thấy băn khoăn vì không rõ người này là ai, đã có những đóng góp gì, có liên hệ gì đến giáo dục hay không… Có trường hợp người được đặt tên trường có tên rất dân dã, khi gọi tên có gì đó hơi ngượng ngùng. Đã vậy, việc thay đổi trên trường vốn mang địa danh của một địa phương, có gắn bó với nhiều thế hệ học sinh và người dân là điều cũng cần cân nhắc. Đành rằng, đặt tên trường bằng tên các nhân vật có công là cách tôn vinh người có đóng góp với quê hương, đất nước, là một cách giáo dục truyền thống nhưng nếu nhân vật đó ít được người dân biết tới hoặc chưa thể hiện là một tấm gương trọn vẹn cho học sinh noi theo thì ý nghĩa giáo dục đó có thể cũng thiếu thuyết phục. Đó cũng là trường hợp của Trường Tiểu học Trần Khánh Dư (Q.1, TP.HCM). Trần Khánh Dư (1240-1340) là một trong những vị tướng có công đánh bại quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba vào năm 1288 bằng trận thắng Vân Đồn nổi tiếng. Ông đã chỉ huy đội thủy quân đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, làm quân chủ lực của giặc do Ô Mã Nhi chỉ huy phải thiếu lương ăn và góp phần quan trọng vào việc bị quân ta đánh bại, dẫn đến việc viên tướng này bị bắt sống sau đó. Xét về công lao, Trần Khánh Dư là một anh hùng dân tộc. Tại Q.1 cũng có đường Trần Khánh Dư và ngôi trường tiểu học nói trên có lẽ chính vì nằm trên đường này mà được đặt tên như thế.

Dù vậy, việc đem tên ông ta đặt tên một ngôi trường e rằng không ổn. Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư ngoài chiến công vang dội trên, còn lại có nhiều điều đáng chê trách về nhân cách. Trong đó, điều đáng kể nhất là khi trở thành một bậc trọng thần của triều Trần, ông ta cũng là một trong những kẻ tham lam tàn tệ. Sử cũ chép, ông ta buộc quân sĩ phải đội và mua thứ nón do nhà ông ta bán với giá cắt cổ cùng nhiều chuyện tham lam bỉ lậu khác. Đến nỗi, khách buôn phương Bắc còn phải thốt lên: Vân Đồn (nơi Trần Khánh Dư đóng quân) gà chó thảy đều kinh! (Theo Đại Việt sử ký toàn thư). Tệ hơn, khi bị quở trách về hành vi vơ vét, ông đã bạo gan nói: Tướng là chim ưng, quân dân là vịt; lấy vịt mà nuôi chim ưng thì có gì là lạ? Thật chẳng cần có lời bình luận nào nữa về câu nói “bất hủ” này! Vì vậy, việc đặt trên một trường học là Trần Khánh Dư e rằng ít nhiều đã giảm đi tính giáo dục truyền thống, nhân cách cho học sinh. Một con người bên cạnh là danh tướng cũng bị coi là một tham quan thì thật khó đem làm gương cho học sinh. Tên của danh tướng này còn được đặt cho nhiều ngôi trường khác, như Trường Tiểu học Trần Khánh Dư (TP.Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang), Trường THCS & THPT Trần Khánh Dư (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), Trường THCS Trần Khánh Dư (TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum)…

Việc đặt tên trường cần phải nghiên cứu cẩn thận, không như đặt tên đường. Vì trường học là môi trường giáo dục, một nhân vật được đặt tên trường ngoài công lao đối với đất nước, đối với dân tộc, đối với cộng đồng ra cần phải có nhân cách, đạo đức tốt, và nếu là những người khoa bảng xuất chúng, có thành tích học tập tốt hoặc là danh nhân văn hóa thì càng có ý nghĩa. Do đó, những tên trường như Nguyễn Hiền, Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Cao Bá Quát… nếu được tuyên truyền, giáo dục tốt sẽ có tác dụng động viên học sinh học tập rất nhiều. Còn những cái tên anh hùng dân tộc, danh nhân lịch sử như Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Thiện Thuật… cũng có ý nghĩa riêng trong việc giáo dục học sinh. Với những trường đã lập từ lâu, tên gọi đã trở thành “thương hiệu”, là ký ức của bao thế hệ học sinh thì không nhất thiết phải đổi tên mới. Việc đặt tên trường bằng tên các nhân vật cũng nên tạc tượng hoặc bia tưởng niệm (theo hình thức phù hợp, tránh phô trương quá mức), lập bảng tiểu sử, có thông tin đầy đủ trên trang web hoặc mạng xã hội của trường… để giáo dục học sinh và phụ huynh. Nhà trường nên có một số hoạt động phù hợp mang tính truyền thống gắn với nhân vật đó, như kết nghĩa với quê quán của nhân vật, kết nghĩa với những trường cùng cấp có cùng tên nhân vật, lập quỹ khuyến học gắn với hậu duệ/dòng họ của nhân vật, thăm viếng quê hương nhân vật, thi tìm hiểu về nhân vật…

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)