Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Dấu ấn 70 năm điện ảnh cách mạng Việt Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Qua nhng chng đưng xây dng và phát trin, đin nh cách mng Vit Nam đã đng hành vi tng giai đon lch s dân tc, phn ánh chân thc và sinh đng cuc đu tranh bo v T quc, s nghip xây dng, phát trin đt nưc ca nhân dân ta. Đin nh cách mng Vit Nam đã tng bưc khng đnh và phát trin, to đưc din mo, du n riêng đ hi nhp vi đin nh thế gii.


Khách tham quan chnh trưc hình nh nhng tác phm đinh cách mng Vit Nam giai đon 1953-1975

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà (Phó Viện trưởng Viện Phim Việt Nam) cho biết, ngày 15-10-1947 tại chiến khu Bưng biền Đồng Tháp Mười, Bộ Tư lệnh Khu 8 Nam bộ đã thành lập Tổ Nhiếp – Điện ảnh đánh dấu nền điện ảnh sơ khai đã hình thành.

Tháng 3-1948, Tổ Nhiếp – Điện ảnh đã thực hiện được những phóng sự đầu tiên: “Lễ thụ phong Trung tướng Nguyễn Bình”, “Đồng tử quân Nam bộ”, “Trường Lục quân Khu 8”, “Lễ xuất quân Trung đoàn 115”… Đến cuối năm 1948, bộ phim tài liệu “Trận Mộc Hóa” hoàn thành. Lần đầu tiên được công chiếu, “Trận Mộc Hóa” đã làm nức lòng quân và dân ta.

Dù ra đời từ trong khói lửa chiến tranh, không có kinh phí, không điện, không nước sạch, điều kiện vật chất vô cùng thiếu thốn nhưng nền điện ảnh cách mạng Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Những nhà quay phim chính là chiến sĩ xông pha khắp các chiến trường Nam bộ ghi lại những hình ảnh sống động của cuộc kháng chiến nhân dân.

Tháng 7-1950, Phòng Điện – Nhiếp ảnh được thành lập tại khu Đồi Cọ (Định Hóa, Thái Nguyên), trực thuộc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 15-3-1953, trên chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 147/SL lịch sử, thành lập “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam”. Sự kiện này chính thức đánh dấu sự ra đời của điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Đến nay điện ảnh cách mạng Việt Nam đã trải qua 70 năm hình thành và phát triển, phản ánh chân thực và sinh động cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước của nhân dân ta.

“Phù sa dòng chảy lịch sử 70 năm qua không ngừng được bồi đắp bởi tài năng, tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam. Thông qua việc sáng tạo tác phẩm, đặc biệt là những bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng, vừa thấm đẫm giá trị lịch sử, nghệ thuật và niềm tự hào dân tộc, vừa để lại ấn tượng trong lòng công chúng trong nước và quốc tế. Thông qua những tác phẩm về lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc nói chung, lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam nói riêng góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống, đồng thời, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên”, bà Hà chia sẻ.

Những bộ phim vang bóng một thời như: “Trận Mộc Hóa”, “Nước về Bắc Hải”, “Chung một dòng sông”, “Đáng đời thằng Cáo”, “Cánh đồng hoang”… Trong đó, bộ phim “Cánh đồng hoang” là phim truyện điện ảnh Việt Nam đầu tiên đạt huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva (Liên Xô) lần thứ 11 năm 1981).


Nhng tác phm đinh cách mng Vit Nam đi mi và hi nhp quc tế

Ông Trần Luân Kim (nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam) chia sẻ, thời kỳ thống nhất và xây dựng đất nước (1976-1985) là giai đoạn ghi nhận sự hợp nhất lực lượng điện ảnh của hai miền Nam – Bắc tạo nên thế và lực mới với sự phát triển phong phú, đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng tác phẩm. Nội dung phim đề cập toàn diện và sâu sắc về công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng con người mới, xã hội mới với mục tiêu hòa hợp dân tộc và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục sự nghiệp vẻ vang của điện ảnh cách mạng.

“Đến bây giờ, nhiều nghệ sĩ đã trưởng thành, phim điện ảnh cách mạng Việt Nam càng được đón nhận cả trong trước và thế giới. Điều này làm chúng tôi và cả khán giả rất tự hào về thành tựu của nghệ thuật nước nhà”, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhìn nhận.

Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, điện ảnh Việt Nam dù đang đứng trước nhiều thách thức nhưng luôn nỗ lực để khẳng định và phát triển, tạo được diện mạo, dấu ấn riêng để hội nhập với điện ảnh thế giới.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)