Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Dấu ấn tình nguyện trên cao nguyên

Tạp Chí Giáo Dục

Chng kiến hình nh nhng chiếc áo xanh mng manh vt ln vi bùn đt dưi nhng cơn mưa trút nưc (do nh hưng áp thp nhit đi và cơn bão s 3) ti nhng buôn làng ngưi dân tc thiu s (DTTS) mi thy quý nhng “du n” ca các bn sinh viên tình nguyn (SVTN) Lâm Đng trong mùa hè năm nay…

Nhng nhà giáo tương lai khi công thc hin công trình SVTN ti các thôn ngưi DTTS

Nhng trí thc tr v làng

Làm sao để hoạt động của SVTN không “sa” vào những công việc thường ngày người địa phương “thừa sức” làm được như: làm đường, dọn vệ sinh… như mọi năm, mà phải vận dụng tri thức sẵn có của SV thực hiện những công việc để khi SV “rút đi”, người DTTS lĩnh hội được gì để vận dụng vào cuộc sống? Đó là trăn trở của Bí thư Đoàn trường ĐH Đà Lạt – Phan Tuấn Anh trước khi đưa 40 SVTN của trường về 2 xã khó khăn của người DTTS thực hiện Mùa hè xanh tình nguyện năm nay…

Theo Bí thư Đoàn trường ĐH Đà Lạt, cái “thiếu” của người DTTS là kiến thức, trình độ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi và sinh hoạt; những lĩnh vực này thì SV các khoa Sinh học, Nông lâm… sẵn có; bởi vậy, anh chủ trương đề xuất với BGH nhà trường chọn lựa 40 SV từ năm thứ 2 đến thứ 4 tham gia mùa hè tình nguyện năm nay…

Khi “xuất quân” về 2 xã Phi Tô và Phú Sơn, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), 40 SV được chia thành 2 nhóm (mỗi nhóm 20 bạn) về công tác tại 2 xã. Công việc chính là tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học – kỹ thuật về trồng, chăm sóc cây cà phê (cây công nghiệp chủ lực của bà con người DTTS Kơ Ho ở 2 xã này); việc thứ 2 là chuyển giao “Công nghệ ủ phân từ vỏ cà phê và phế phụ phẩm nông nghiệp”. Đây là đề tài nghiên cứu của bạn Huỳnh Hữu Duy, SV năm 3 Khoa Sinh làm chủ nhiệm đã được Trường ĐH Đà Lạt nghiệm thu vào tháng 5-2018.

Theo dõi các bạn SV hướng dẫn cách thức, kỹ thuật ủ phân, liều lượng, thời gian và kỹ thuật bón phân cho cây cà phê và các loại cây trồng khác, chị Ka Breo (thôn 5 – xã Phi Tô) reo lên sung sướng: “Việc dễ vậy mà xưa nay dân làng mình đâu có biết; giờ được SV hướng dẫn mình biết cách làm rồi. Từ nay, mình sẽ thực hiện để không phải mua phân bón tốn kém tiền như trước nữa”…

Lý Thị Cẩm Nhung (SV năm 4, Khoa Nông – Lâm) hồ hởi tâm sự: “Khi về xã, nhóm của em lấy mẫu đất ở đây gửi về khoa nhờ xét nghiệm xem đất thừa hay thiếu những chất gì. Từ đó, hướng dẫn bà con cần bón loại phân gì, liều lượng bao nhiêu, thời gian và kỹ thuật bón sao cho đúng cách… Nhờ đó, giúp nhân dân có kiến thức chăm sóc các loại cây trồng cho năng suất cao…

“Thp sáng đưng quê” ca SV sư phm

Khi các cử nhân, kỹ sư tương lai của ĐH Đà Lạt tập trung vào những công việc giúp nhân dân phát triển kinh tế gia đình thì các “nhà giáo tương lai” của Trường CĐSP Đà Lạt đến với mùa hè tình nguyện năm nay bằng những “công trình tình nguyện” góp phần “Thắp sáng đường quê” ở những thôn, buôn người DTTS còn tăm tối.

Sau lễ “xuất quân”, 21 nhà giáo tương lai đã về 2 thôn: Yang Ly và Lạch Tông thuộc xã người DTTS – N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Tại đây, các nhà giáo tương lai phối hợp với Huyện đoàn Đức Trọng và thanh niên trong xã thực hiện công trình kéo điện thắp sáng những con đường giao thông nông thôn. Gần một tuần lễ dầm trong mưa gió, các “thợ điện không chuyên” chỉ quen bút, viết đã kéo gần 3km đường điện thắp sáng các con đường đi lại hai thôn, kinh phí hơn 40 triệu đồng. (Đoàn trường CĐSP Đà Lạt đóng góp 20 triệu đồng, còn lại kinh phí của địa phương).

Anh Lê Xuân Sơn, Bí thư Đoàn trường CĐSP Đà Lạt cho biết, thường mỗi mùa hè tình nguyện, SV của trường đều thực hiện các công trình thanh niên tại các thôn, buôn khó khăn của người DTTS trong tỉnh. Đến nay, “dấu ấn” những công trình tình nguyện của tuổi trẻ CĐSP Đà Lạt đã để lại trên những buôn làng vùng sâu các huyện: Đam Rông, Cát Tiên, Lâm Hà… với hàng chục kilômét đường điện thắp sáng; hàng trăm mét vuông sân phơi nông sản cho các hộ nghèo; xây dựng tặng nhà tình thương cho các gia đình chính sách khó khăn…

Ngoài thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa của SVTN các trường ĐH, CĐ dành cho nhân dân các thôn, buôn DTTS khó khăn, các hoạt động ôn tập hè, tổ chức sinh hoạt cho thiếu nhi, học sinh; tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo; tặng dụng cụ sinh hoạt văn hóa cho các Đoàn xã; tặng tập vở, bút, viết, dụng cụ học tập cho thiếu nhi, học sinh nghèo người DTTS… được SVTN thực hiện.

Có thể nói, 30 ngày tình nguyện của SV các trường ĐH, CĐ ở Lâm Đồng hết sức có ý nghĩa. Các bạn SVTN đã để lại tình cảm, những “dấu ấn” đẹp trong nhân dân các buôn làng khó khăn; đồng thời, các trí thức trẻ cũng đã “nhận” về mình những kiến thức, tình cảm, những kỷ niệm rất quý báu, khó quên trong đời…

Thanh Dương Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)