Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Đầu bếp đang trở thành nghề “dễ sống”

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Trong khi hàng loạt các khách sạn, nhà hàng mở ra đều cần tuyển đầu bếp và các dịch vụ phục vụ tại nhà cũng cần đến những đầu bếp có nghề. Để đáp ứng nhu cầu, các trường chuyên về đào tạo nấu ăn cũng đã mở thêm nhiều lớp hơn, thu hút một lượng học viên lớn hơn. Tuy nhiên, trường lớp chỉ là nơi khởi đầu để họ bắt đầu nghề nghiệp.

Theo nhiều người trong ngành cho biết, trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải vì bằng cấp mà chỉ từ cơ duyên, ý chí phấn đấu không ngừng và trái tim đam mê với nghề. Họ thường bắt đầu bằng công việc phụ bếp (nhặt rau, rửa bát…) trong nhà hàng, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Với các khách sạn lớn, yêu cầu cũng chỉ là biết nghề, thêm nữa là vốn ngoại ngữ. Từ đó, các khách sạn sẽ có sự đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu. Qua một năm làm phụ bếp, nếu chăm chỉ học tập, thực hành để chứng tỏ tay nghề, người lao động sẽ được phụ trách chính

Theo ông Trịnh Cao Khải, Trưởng khoa Quản trị – Chế biến món ăn (trường CĐ Du lịch Hà Nội), nghề này có tính ổn định, tuổi thọ cao, càng làm việc nhiều thì giá trị nghề nghiệp càng cao. So với nhiều ngành nghề khác, mức thu nhập cũng khá, hơn nữa, nhân viên theo nghề này thường được ăn uống tại nhà hàng.

Theo một số khách sạn, nhà hàng lớn ở Hà Nội, thị trường lao động luôn có nhu cầu tuyển nhân viên bếp do đó cơ hội cho những người theo học nghề này rất lớn. Ngoài ra, hiện nhu cầu xuất khẩu lao động ngành nghề này cũng đang có xu hướng tăng, nhất là từ khi một số nước Trung Đông và nhiều Việt kiều ở nước ngoài mở nhà hàng có nhu cầu thuê người Việt làm việc. 

Bản thân những người đang theo nghề cũng thừa nhận: Đây là một trong những ngành học viên học xong dễ và nhanh kiếm được việc làm nhất.

Xuân Thanh, đang làm đầu bếp ở một nhà hàng có tiếng ở Hà Nội cho biết: “Ngay từ khi chưa tốt nghiệp khoa chế biến món ăn, mình đã có chân ở đây, vừa kiếm được tiền, vừa nâng cao tay nghề”. Ra trường đã trở thành bếp chính, mức lương trên dưới 4 triệu đồng, rõ ràng đây là điều lý tưởng so với học viên đang theo học các ngành nghề khác. 

Theo Kinh tế và Đô thị

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)